Trồng Măng Tây Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gia đình bà Nguyễn Thị Trang, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) trồng 30 nghìn gốc măng tây từ tháng 10 - 2013 với diện tích hai ha, với vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng/ha, đến nay đang có nguồn thu ổn định 2,5 triệu đồng/ngày.
Ðây là mô hình được liên kết thực hiện giữa Công ty TNHH Hạ Hiệp với gia đình bà Nguyễn Thị Trang. Sau hơn bốn tháng trồng, cây măng tây bắt đầu cho thu hoạch, với sản lượng mỗi ngày 50 kg, giá bán cho công ty hiện nay là 50 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, sau khi gốc măng đã phát triển hoàn thiện thì sản lượng sẽ đạt hơn 120 kg/ngày. Theo tính toán, chỉ sau một năm cho thu hoạch, gia đình sẽ thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu, trong khi đó cây măng tây có thể cho thu hoạch liên tục trong ba năm.
Giám đốc Công ty TNHH Hạ Hiệp Nguyễn Công Hoàn cho biết: Công ty cam kết bao tiêu sản phẩm trong vòng bốn năm với giá ổn định, đồng thời liên tục bố trí cán bộ kỹ thuật hướng dẫn gia đình cách chăm sóc, phòng trừ các loại sâu bệnh cũng như hỗ trợ một số loại vật tư, phân bón để gia đình chăm sóc cây măng tây đạt chất lượng cao nhất.
Ðây là mô hình mới, lần đầu được triển khai, do vậy Hội Nông dân huyện Gia Bình vào cuộc rất tích cực, làm cầu nối giữa công ty với chủ hộ sản xuất, giúp đỡ về vốn, tư vấn quy hoạch trang trại, tập huấn chuyển giao KHKT, cũng như giám sát việc thực hiện trách nhiệm của công ty với chủ hộ sản xuất. Khi mô hình đã thành công, Hội Nông dân huyện tổ chức cho các chủ hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đến tham quan, học tập kinh nghiệm, để nhân rộng.
Hiện nay, gia đình bà Nguyễn Thị Trang cũng hoàn thành các thủ tục pháp lý thành lập HTX măng tây Thái Bảo để thu hút các hộ chung quanh vào HTX, đồng thời gia đình cũng đã xúc tiến mở rộng diện tích trồng măng tây thêm một ha nữa. Ðây sẽ là mô hình điểm để các hộ dân khác học tập, làm theo, góp phần nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Văn Chiến, Chánh thanh tra Sở NN&PTNT Tiền Giang cho biết, việc sử dụng chất tạo nạc trong nuôi heo ở Tiền Giang đến mức báo động.

Chi cục Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ ngày 25-8 đến nay trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đã xảy ra 3 ổ bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mô hình chăn nuôi hỗn hợp gồm heo rừng lai, gà, ngan Pháp, bồ câu Pháp và cá trê lai đã giúp gia đình ông Hà Kim Nhàn, 53 tuổi, ngụ ấp 4, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước thu hơn 100 triệu đồng/năm.
Đến thăm trang trại nuôi chim bồ câu của anh Phan Văn Hoài ở kiệt 154, đường Nguyễn Du, thành phố Đông Hà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình anh.

Ngày 11/9, đoàn công tác của Viện Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT do ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng làm trưởng đoàn đã tiến hành nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà thịt lông màu đảm bảo an toàn sinh học tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.