Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Măng Tây Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Trồng Măng Tây Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 08/10/2014

Gia đình bà Nguyễn Thị Trang, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) trồng 30 nghìn gốc măng tây từ tháng 10 - 2013 với diện tích hai ha, với vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng/ha, đến nay đang có nguồn thu ổn định 2,5 triệu đồng/ngày.

Ðây là mô hình được liên kết thực hiện giữa Công ty TNHH Hạ Hiệp với gia đình bà Nguyễn Thị Trang. Sau hơn bốn tháng trồng, cây măng tây bắt đầu cho thu hoạch, với sản lượng mỗi ngày 50 kg, giá bán cho công ty hiện nay là 50 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, sau khi gốc măng đã phát triển hoàn thiện thì sản lượng sẽ đạt hơn 120 kg/ngày. Theo tính toán, chỉ sau một năm cho thu hoạch, gia đình sẽ thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu, trong khi đó cây măng tây có thể cho thu hoạch liên tục trong ba năm.

Giám đốc Công ty TNHH Hạ Hiệp Nguyễn Công Hoàn cho biết: Công ty cam kết bao tiêu sản phẩm trong vòng bốn năm với giá ổn định, đồng thời liên tục bố trí cán bộ kỹ thuật hướng dẫn gia đình cách chăm sóc, phòng trừ các loại sâu bệnh cũng như hỗ trợ một số loại vật tư, phân bón để gia đình chăm sóc cây măng tây đạt chất lượng cao nhất.

Ðây là mô hình mới, lần đầu được triển khai, do vậy Hội Nông dân huyện Gia Bình vào cuộc rất tích cực, làm cầu nối giữa công ty với chủ hộ sản xuất, giúp đỡ về vốn, tư vấn quy hoạch trang trại, tập huấn chuyển giao KHKT, cũng như giám sát việc thực hiện trách nhiệm của công ty với chủ hộ sản xuất. Khi mô hình đã thành công, Hội Nông dân huyện tổ chức cho các chủ hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đến tham quan, học tập kinh nghiệm, để nhân rộng.

Hiện nay, gia đình bà Nguyễn Thị Trang cũng hoàn thành các thủ tục pháp lý thành lập HTX măng tây Thái Bảo để thu hút các hộ chung quanh vào HTX, đồng thời gia đình cũng đã xúc tiến mở rộng diện tích trồng măng tây thêm một ha nữa. Ðây sẽ là mô hình điểm để các hộ dân khác học tập, làm theo, góp phần nâng cao thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình trình diễn đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản Mô hình trình diễn đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản

Nhằm mục tiêu cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam, tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lợi, thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong NTTS bền vững; và thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành khai thác thủy sản ven bờ. Mô hình trình diễn đa dạng hóa của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), nhằm đa dạng các đối tượng nuôi trồng thủy sản để người nuôi có thể chọn lựa sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

03/09/2015
Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế

Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

03/09/2015
Triển khai gói cước Đồng hành cùng ngư dân bám biển Triển khai gói cước Đồng hành cùng ngư dân bám biển

Sáng 30/8, hơn 60 cán bộ, nhân viên VNPT Phú Yên diễu hành trên các tuyến phố ở TP Tuy Hòa, huyện Tây Hòa để tuyên truyền triển khai gói cước Zone 500 đồng hành cùng ngư dân bám biển. Chương trình này VNPT Phú Yên sẽ lần lượt tổ chức đi diễu hành tuyên truyền tại các địa phương còn lại

03/09/2015
81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số

8 tháng của năm 2015, 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm của 13 doanh nghiệp và 68 hộ dân đã được cấp mã số, với 646 ao, tổng diện tích nuôi 603,21 héc-ta.

03/09/2015
Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi

Hiện nay, xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) có 250 ha nuôi thủy sản nước lợ với 105 hộ tham gia.

03/09/2015