Trồng mãng cầu xiêm mang lại thu hoạch cao

Mãng cầu xiêm là một trong những loại quả có dinh dưỡng cao, nên được nhiều bà con lựa chọn. Tuy nhiên, nguồn cung loại quả này vẫn còn rất ít so với cầu, vì vậy những hộ trồng mãng cầu xiêm ở ĐBSCL luôn có nguồn thu khá cao.
Theo đó, giá mãng cầu xiêm bán ra tại các chợ của TP Cần Thơ ở mức 45.000 đồng/kg loại 1 và khoảng 35.000 đồng/kg loại 2. Một số nơi còn bán ở mức giá cao hơn do phụ thuộc vào các chi phí vận chuyển.
Tại hợp tác xã mãng cầu xiêm Tân Phú, tỉnh Tiền Giang, hiện giá bán tại vựa từ 28.000-30.000 đồng/kg loại 1 và 20.000 đồng/kg loại 2. Với giá bán này cùng năng suất bình quân khoảng 20 tấn/ha, sau khi trừ chi phí, nông dân trồng mãng cầu xiêm có lợi nhuận hơn 200 triệu đồng/ha/năm.
Hiện, diện tích trồng mãng cầu xiêm nhiều nhất của tỉnh Tiền Giang tập trung tại các xã cù lao thuộc huyện Tân Phú Đông với trên 860ha.
Để nâng cao hiệu quả, ngành nông nghiệp các địa phương còn khuyến khích nông dân chăm sóc theo khoa học, áp dụng kỹ thuật xử lý cho trái theo ý muốn cũng như chủ động phòng trị sâu bệnh bảo vệ cây trồng, thâm canh theo quy trình canh tác VietGAP.
Có thể bạn quan tâm

Theo kết quả phân tích mẫu tôm biển kiểm tra bệnh định kỳ của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản từ cuối tháng 02 đến ngày 17 tháng 3 năm 2014, xét nghiệm 13 mẫu tôm chân trắng nuôi và 06 mẫu tôm giống, đã phát hiện 07 mẫu tôm chân trắng nuôi và 04 mẫu tôm giống nhập tỉnh nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô (IHHNV).

Huyện Quảng Xương: Vụ mùa năm 2014, huyện Quảng Xương gieo cấy hơn 8.500 ha, trong đó cơ cấu trên 60% diện tích lúa mùa muộn. Hiện nay, ở các xã: Quảng Cát, Quảng Phong, Quảng Châu... hơn 90% diện tích lúa mùa đang bị các đối tượng sâu bệnh tấn công, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ; mật độ trung bình là trên 100 con/m2, cá biệt, có nơi lên tới trên 300 con/m2.

Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản mùa nước nổi là nghề rất đặc thù của người dân vùng châu thổ ĐBSCL, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu vực Tứ giác Long Xuyên.

Đối với nghề nuôi tôm biển (sú, thẻ chân trắng ) đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề như: môi trường, mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,…là các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm.

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.