Trồng Khoai Tây Sinora Cho Thu Lãi Gần 1,8 Triệu/sào

Vụ đông năm 2014, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã phối hợp với Công ty TNHH Huy Hùng Thái Nguyên triển khai mô hình trồng giống khoai tây Sinora với quy mô 20ha trên địa bàn, tập trung chủ yếu ở các xã: Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Động Đạt, Yên Lạc, Vô Tranh và thị trấn Đu.
Theo đó, người dân tham gia mô hình được tỉnh hỗ trợ 300 nghìn đồng/sào; huyện Phú Lương hỗ trợ 8kg kali/sào. Ngoài ra, bà con còn được Công ty tập huấn, hướng dẫn quy trình, kỹ thuật trồng, chăm sóc khoai tây và trực tiếp bao tiêu sản phẩm cho bà con khi thu hoạch.
Hiện nay, người dân tại các địa phương đang thu hoạch khoai tây được khoảng 80% diện tích, năng suất dự ước đạt khoảng gần 4 tạ/sào. Với giá bán bình quân từ 6 - 7 nghìn đồng/kg, mỗi sào, người dân thu được từ 2,4 - 2,8 triệu đồng, trừ mọi chi phí cũng thu lãi gần 1,8 triệu đồng/sào.
Được biết, khoai tây sinora là giống nhập nội từ Hà Lan, có thời gian sinh trưởng từ 85 - 90 ngày. Cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, ít nhiễm bệnh hơn so với một số giống khoai tây khác, thích hợp với các loại đất như: Đất chân vàn, chân đất màu, chân đất 2 vụ lúa hoặc đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì khá…
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa kiến nghị Chính phủ quy định xuất khẩu cá tra là ngành sản xuất đặc thù và có điều kiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản xuất khẩu quan trọng này.

Ninh Phước có tổng diện tích tự nhiên 342,3 km2, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng năm có gần 26.000 ha. Xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế, những năm qua Ninh Phước đã thực hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả, năng suất cao.

Hơn phân nửa số người nuôi cá tra ở tỉnh An Giang hiện nay đành chấp nhận treo ao, số còn lại một phần đang thoi thóp đeo bám nghiệp nuôi cá tra và có một số người đã đem con cá lóc về nuôi ngay trong ao cá tra với hy vọng làm giảm bớt khoản nợ nần từ nghề nuôi cá tra trước đó để lại.

Những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) đã tranh thủ nhiều nguồn của các cấp hội, tạo mọi điều kiện để hội viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

Năm 2010, Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa - Phú Yên) đã tiến hành nuôi thử nghiệm giống heo rừng lai với mục đích dùng sản phẩm thịt để nâng cao chất lượng bữa ăn cho cán bộ chiến sĩ trong đồn. Cùng với việc phục vụ nhu cầu của đơn vị, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình này đã có hiệu quả kinh tế rõ rệt.