Trồng Khoai Tây Sinora Cho Thu Lãi Gần 1,8 Triệu/sào

Vụ đông năm 2014, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã phối hợp với Công ty TNHH Huy Hùng Thái Nguyên triển khai mô hình trồng giống khoai tây Sinora với quy mô 20ha trên địa bàn, tập trung chủ yếu ở các xã: Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Động Đạt, Yên Lạc, Vô Tranh và thị trấn Đu.
Theo đó, người dân tham gia mô hình được tỉnh hỗ trợ 300 nghìn đồng/sào; huyện Phú Lương hỗ trợ 8kg kali/sào. Ngoài ra, bà con còn được Công ty tập huấn, hướng dẫn quy trình, kỹ thuật trồng, chăm sóc khoai tây và trực tiếp bao tiêu sản phẩm cho bà con khi thu hoạch.
Hiện nay, người dân tại các địa phương đang thu hoạch khoai tây được khoảng 80% diện tích, năng suất dự ước đạt khoảng gần 4 tạ/sào. Với giá bán bình quân từ 6 - 7 nghìn đồng/kg, mỗi sào, người dân thu được từ 2,4 - 2,8 triệu đồng, trừ mọi chi phí cũng thu lãi gần 1,8 triệu đồng/sào.
Được biết, khoai tây sinora là giống nhập nội từ Hà Lan, có thời gian sinh trưởng từ 85 - 90 ngày. Cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, ít nhiễm bệnh hơn so với một số giống khoai tây khác, thích hợp với các loại đất như: Đất chân vàn, chân đất màu, chân đất 2 vụ lúa hoặc đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì khá…
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhờ tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, chủ động phòng chống dịch bệnh và quan tâm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản, sản lượng thu hoạch các loại thủy sản trên địa bàn quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) vẫn được duy trì ở mức cao dù diện tích nuôi có giảm.

Báo cáo của hiệp hội gia cầm Việt Nam cho biết, năm 2013 cả nước có gần 320 triệu con gia cầm, trong đó chủ yếu là nhỏ lẻ. Bên cạnh thiếu liên kết giữa các khâu còn rất yếu thì việc định hướng thị trường cũng chưa chính xác do số liệu của tổng cục thống kê mới chỉ bẳng 35% so với thực tế.

Sáng 17-9, tại xã Kim Tân, huyện La Pa, tỉnh Gia Lai, Viện Nghiên cứu Mía đường phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác mía năng suất và chất lượng cao cho nông dân trồng mía vùng Đông Nam tỉnh.

Để quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (NLTS) ven bờ tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), góp phần ổn định và phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư vùng ven biển, UBND xã Nhơn Hải vừa phối hợp với Ban quản lý Dự án Vì sự phát triển bền vững NLTS ven bờ (CRSD) và Chi cục Khai thác-Bảo vệ NLTS tỉnh thành lập tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ (ĐQLNCVB) xã Nhơn Hải.

Hà Nội có diện tích ao hồ, sông suối lớn rất có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản (NTTS). Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản (NLTS) trên các hệ thống sông, hồ của TP đang bị suy giảm nghiêm trọng. Bởi vậy, bảo vệ NLTS là biện pháp cấp thiết để đảm bảo phát triển ngành thủy sản bền vững.