Trồng Khoai Lang Nhật Bản Từ Giống Nuôi Cấy Mô Ở Tuy Đức Đưa Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Qua tìm hiểu thực tế trên địa bàn huyện Tuy Đức cho thấy, hiện nay người dân địa phương đều đã sử dụng giống khoai lang bằng phương pháp nuôi cấy mô vì giống này cho năng suất, chất lượng cao hơn giống thông thường trước đây.
Trao đổi về tình hình sản xuất khoai lang trên địa bàn, ông Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tuy Đức cho biết: “Từ tháng 6/2012, huyện Tuy Đức đã xây dựng vườn ươm giống khoai lang Nhật Bản bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích 2 ha. Bắt đầu từ năm 2013, mỗi 1 ha cung cấp cây giống thế hệ F1 đủ trồng cho 30 ha.
Sau khi trồng, nông dân tự nhân giống từ thế hệ F1 đến F4 để lấy dây trồng cho các vụ sau và cho năng suất, chất lượng khoai đạt cao. Năng suất của khoai lang nuôi cấy mô ở thế hệ F1 và F2 đạt trung bình khoảng 18 tấn/ha, trong đó tỉ lệ củ đạt chất lượng loại 1 và loại 2 chiếm từ 60 -70%”. Sau 2 năm, đến nay cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu cây giống cho nông dân trên địa bàn huyện trồng.
Qua tìm hiểu thực tế trên địa bàn huyện Tuy Đức cho thấy, hiện nay người dân địa phương đều đã sử dụng giống khoai lang bằng phương pháp nuôi cấy mô vì giống này cho năng suất, chất lượng cao hơn giống thông thường trước đây.
Cụ thể như gia đình anh Nguyễn Hữu Tao ở thôn 3, xã Quảng Tâm có 1,5 ha trồng khoai bằng giống này; vụ đông xuân đạt tới 15 tấn/ha, thu lãi gần 100 triệu đồng; vụ hè thu thu về trên 27 tấn củ, tính ra năng suất đạt tới 18 tấn/ha, tăng tới 3 tấn/ha so với trước đây.
Hoặc như gia đình anh Vũ Văn Thái ở bon Bun Rung, xã Đắk Búk So trồng 5 ha khoai lang giống nuôi cấy mô, năng suất đạt tầm 20 tấn/ha v.v... Vì vậy, diện tích khoai lang trồng bằng giống nuôi cấy mô trên địa bàn huyện chiếm khoảng 80% và 2 năm nay đã tăng lên. Từ đầu năm đến nay, nông dân đã chủ động được cây giống và trồng khoảng 1.200 ha từ nguồn gốc giống nuôi cấy mô.
Cũng theo ông Quyền thì việc nông dân chọn trồng khoai lang từ giống nuôi cấy mô đã tránh được việc trồng các giống khoai thoái hóa, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng khoai và xây dựng thương hiệu cho khoai lang Tuy Đức.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/trong-khoai-lang-nhat-ban-tu-giong-nuoi-cay-mo-o-tuy-duc-dua-lai-hieu-qua-kinh-te-cao-35553.html
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả Nam bộ đến năm 2020. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã chọn 12 loại cây ăn quả chủ lực, trong đó có 5 loại cây được trồng rải vụ. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000ha, bao gồm 12 loại cây ăn quả chủ lực như: Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, thơm, cam, mãng cầu và quýt.

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan trang trại “sản xuất, chăn nuôi tổng hợp” của kỹ sư ngành công nghệ thông tin Nguyễn Thanh Tuấn ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Trước đây, một số nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tận dụng các ao, hầm, đìa bàu, mương vườn… cạnh nhà trồng sen chỉ để làm cảnh cho đẹp. Nhưng, từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với từng vùng sinh thái và tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân, nhiều hộ nông dân ở các xã Phú Đức, Phú Cường, thị trấn Tràm Chim...

Gần một tháng nay, bệnh trên heo liên tục xảy ra ở nhiều địa phương như TP Tuy Hòa, các huyện Đông Hòa, Phú Hòa... tỉnh Phú Yên. Để “chống lại” bệnh, các hộ chăn nuôi vội bán chạy đàn, trong khi ngành chức năng gặp khó khăn trong quản lý.

Trước thực trạng dịch cúm gia cầm đã tái phát và xuất hiện tại năm tỉnh gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Ninh Bình và Nam Định, Cục Thú y đã ban hành văn bản số 1286/TY-DT hướng dẫn sử dụng vắcxin phòng bệnh cúm gia cầm do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc thú y trung ương (Navetco) sản xuất.