Diện Tích Cây Ăn Trái Ở Cái Bè (Tiền Giang) Tăng

Huyện Cái Bè (Tiền Giang) nổi tiếng với nhiều loại cây ăn trái đặc sản như: Bưởi lông Cổ Cò, Xoài Cát Hòa Lộc, quýt đường, cam sành, nhãn,... Diện tích cây ăn trái ngày càng tăng nhanh. Hiện toàn huyện có 16.864 ha vườn cây ăn trái (tăng 64 ha so với năm 2013).
Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng trái cây của huyện đạt 199.358 tấn (tăng 30.433 tấn so với cùng kỳ), đạt 71,3% kế hoạch năm. Nhờ tuyên truyền và tổ chức hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện mô hình VietGap, GlobalGap, tổ chức tập huấn, hội thảo phòng chống sâu bệnh trên cây căn trái,... do vậy, năng suất, sản lượng và chất lượng trái cây ngày càng được nâng lên.
Huyện đang thực hiện Chương trình phát triển toàn diện trên cây Xoài cát Hòa Lộc, qua đó đã cải tạo 30 ha vườn già cỗi và trồng mới 20 ha; triển khai Dự án khôi phục vùng trồng Bưởi lông Cổ Cò với 6.000 cây giống trên diện tích 38 ha tại xã Mỹ Lương và Mỹ Đức Tây; trồng mới 20 ha cây cam sành ở xã Mỹ Lợi A theo dự án Jica - Nhật Bản, (trong đó tổ hợp tác cam sành của xã Mỹ Lợi A có 14 hộ được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap).
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông năm 2011, Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ Nông nghiệp Ỷ La, thành phố Tuyên Quang đã đưa giống khoai tây mới Aladin vào trồng với diện tích 9,5 ha. 50 hộ tham gia tại các đội 2, 10 và đội 12 của phường Ỷ La và Tân Hà tham gia mô hình. Kết quả bước đầu cho thấy đây là giống khoai tây cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Muốn hạn chế tối đa tình trạng chất lượng sản phẩm kém, các hộ nuôi tôm cần quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng tôm nuôi trước khi thu hoạch, kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý có hiệu quả… TSVN xin giới thiệu một số dạng tôm nuôi bị giảm chất lượng thường gặp trước khi thu hoạch

Do trồng hoàn toàn bằng hữu cơ, lại được vận chuyển qua đường hàng không, nên trái thanh long trong vườn Ba Tây khi tới tay người tiêu dùng Mỹ ăn vẫn ngon ngọt như mới hái chín ở Việt Nam.

Với lợi thế nguồn nguyên liệu rơm rạ dồi dào sẵn có tại địa phương nên nghề trồng nấm rơm của nông dân ở Tiền Giang đã hình thành từ lâu đời và có nhiều thuận lợi. Nghề trồng nấm rơm vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Trước đây, tại các tỉnh vùng ĐBSCL, giá ao nuôi cá tra luôn ở mức rất cao, từ 2- 3 tỷ đồng/ha. Tuy nhiên gần đây, người nuôi cá tra thua lỗ, lần lượt “treo ao” nên giá ao rớt thê thảm, nhiều nơi kêu bán mà chẳng ai mua.