Trồng Khổ Qua, Lợi Nhuận Gấp 4 Lần Trồng Lúa

Gia đình anh Nguyễn Văn Sáu Nhỏ, ở ấp Đai Tèn, xã lương Hòa A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) có 4 công đất (1 công = 1.000m2) trồng lúa, do trồng lúa kém hiệu quả nên gia đình anh chuyển sang trồng màu trong vụ đông xuân 2014.
Lúc đầu anh trồng theo cách truyền thống nên hiệu quả thấp, nhiều vụ bị thất bại nặng nề do sâu rầy gây hại. Sau khi được địa phương phát động tập huấn trồng rau an toàn, anh đã tích cực tham gia và bố trí trồng khổ qua (mướp đắng) giống lai F1 theo hướng an toàn.
Sau 30 ngày trồng, khổ qua cho thu hoạch, năng suất đạt 2,5 tấn/công, với giá bán bình quân 6.000 đồng/kg, gia đình anh thu được hơn 15 triệu đồng/công, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận hơn 12 triệu đồng/công, cao gấp 4 lần so với trồng lúa.
Theo anh Sáu Nhỏ, trồng khổ qua theo phương pháp an toàn, năng suất luôn cao hơn so với cách làm truyền thống và trồng được quanh năm. Trong quá trình trồng sử dụng phân vi sinh thời gian cách ly ngắn, bón phân cân đối, giảm được chi phí trong sản xuất, ít bị sâu bệnh.
Ngoài ra, với phương pháp này, chỉ được sử dụng thuốc khi thật cần thiết, chủ yếu là các loại thuốc có trong danh mục cho phép của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của người trực tiếp sản xuất và người tiêu dùng, do không có dư lượng thuốc trừ sâu trong rau màu.
Mô hình trồng khổ qua theo hướng an toàn của gia đình anh Sáu Nhỏ bước đầu thành công, đã thu hút sự quan tâm của nhiều bà con đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm

Hậu Giang hiện có trên 10.000ha cam sành, tập trung chủ yếu ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành. Tuy nhiên diện tích này bị thu hẹp từng ngày bởi dịch bệnh vàng lá gân xanh đang tàn phá nặng nề.
Những năm gần đây, mô hình nuôi bồ câu phát triển khá mạnh tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa. Đây là vật nuôi đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao.

Đề án tái cơ cấu ngành Chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Bộ NN&PTNT phê duyệt tháng 5/2014 cho thấy những chuyển biến tích cực. Vì vậy, khắc phục điểm yếu và tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu là nhiệm vụ quan trọng của ngành trong hội nhập.

Gần 20 năm về trước, gia đình ông Nguyễn Văn Tân (SN 1959, ở thôn Phú Diễn Trong, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) thuộc diện nghèo khó của địa phương. Nhưng với hai bàn tay trắng, ông đã xây dựng nên một cơ nghiệp với doanh thu mỗi năm 700 triệu đồng và trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Là thú y viên trực thuộc Trạm Thú y huyện Hoài Ân (Bình Định) thường xuyên tiếp xúc vật nuôi nên trong huyết quản của anh luôn nóng cái “máu” chăn nuôi.