Trồng Khổ Qua Đón Tết

Khổ qua là một loại rau xanh có thể tác dụng trị bệnh, lại chế biến được khá nhiều món ăn ngon. Theo y học cổ truyền, trái khổ qua có vị đắng-ngọt, tính bình; ăn khổ qua dễ tiêu hóa, có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tiểu đường.
Gần đây, một số người dùng trái khổ qua làm vật chưng cúng trên bàn thờ ông Địa, với ý tưởng “chưng cúng khổ qua để không còn chịu cảnh khổ cực”.
Anh Nguyễn Văn Tiến, một nông dân chuyên trồng hàng bông ở xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) đầu tư trồng 0,3 ha khổ qua bằng phương pháp khép kín theo chuẩn VietGap. Nhờ canh đúng thời gian xuống giống để khổ qua cho thu hoạch rộ vào dịp gần tết nên anh bán được với giá khá cao.
Những ngày cuối năm, khổ qua bán tại rẫy cho thương lái giá tăng dần từ 6.000 đồng/kg lên 8.000 đồng rồi 12.000 đồng/kg. Vào ngày 30 Tết, thương lái nâng giá lên 20.000 đồng/kg và yêu cầu anh Tiến thu hái cả những trái nhỏ chưa tới lứa. Tính ra, vụ này anh Tiến thu lời được hơn 60 triệu đồng từ 0,3 ha khổ qua.
Mấy ngày tết, nhiều thương lái từ chợ Long Hoa tìm đến các chợ vùng nông thôn thu gom khổ qua với giá cao. Một thương lái cho biết: khổ qua hút hàng vì nhiều người tìm mua về chưng cúng chứ không phải để ăn.
Có thể bạn quan tâm

Những con ruốc nhỏ bằng cây kim sau khi được đánh bắt từ biển được nhuộm màu đỏ gạch au trước khi đưa ra thị trường, trong đó đối tượng tiêu thụ có cả nhà máy SX mì tôm.

Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.

Ngoài yếu tố tôm nuôi chết sớm do bệnh gan tuỵ cấp thì thức ăn là một nguyên nhân gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công như mong đợi. Do đó, việc quản lý thức ăn phải được người nuôi đặt lên hàng đầu, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.

Song, các ngành chức năng vẫn không xác định được nguyên nhân tôm chết! Trước tình hình trên, một số doanh nghiệp nuôi tôm tại Bạc Liêu đã xây dựng và đầu tư mô hình nuôi tôm trong nhà kính theo công nghệ của Tập đoàn C.P (Thái Lan).

Khi việc nuôi cá tra xuất khẩu không còn lãi như xưa, một số ngư dân trong tỉnh đã năng động đổi sang nuôi các mặt cá chợ, như: Cá điêu hồng, cá he, cá hú, cá chim… để bán ở thị trường nội địa. Sự chuyển hướng kịp thời đã giúp họ thành công.