Trồng Khảo Nghiệm Hai Giống Dưa Lưới Pháp Và Nhật

Vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 sắp đến, vùng nông sản sạch của Đà Lạt lần đầu tiên có thêm một sản phẩm mới: Những luống dưa lưới giống Pháp và dưa lưới giống Nhật được trồng khảo nghiệm tại Công ty Sinh học sạch Biofresh (khu vực hồ Than Thở, TP Đà Lạt) vừa đến kỳ cho thu hoạch. Chủ nhân vườn sinh học sạch Biofresh, kỹ sư Nguyễn Quốc Minh (người có nhiều năm sống ở Pháp), cho biết, đây là lần đầu tiên ông nhập giống dưa lưới từ Pháp về, bản quyền hiện vẫn thuộc về nông trại này ở bên Pháp.
Công ty Sinh học sạch Biofresh là đơn vị chuyên trồng dâu tây Pháp để phục vụ du khách và còn nhằm mục đích phục tráng một giống cây vốn là đặc sản của Đà Lạt - dâu tây; tuy nhiên, nhận thấy dưa lưới (giống Pháp và Nhật) là loại cây trồng có thể phù hợp với điều kiện tự nhiên của Đà Lạt nên kỹ sư Nguyễn Quốc Minh đã mạnh dạn nhập về để trồng thử nghiệm.
"Sau khi thu hoạch, tôi sẽ gửi mẫu dưa sang Pháp để thẩm định chất lượng. Trên cơ sở kết quả thẩm định, chúng ta mới biết được giống dưa này có phù hợp với điều kiện của Đà Lạt hay không; và tiếp sau đó là làm việc với bên nước ngoài về vấn đề bản quyền" - kỹ sư Nguyễn Quốc Minh cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Là người đã gắn bó gần 40 năm với cánh đồng Mường Thanh, nên ông Nguyễn Xuân Biền, Giám đốc Công ty TNHH giống nông nghiệp Trường Hương, đội 5 xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) hiểu rõ đặc tính của từng giống lúa.

Nhằm đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu thu hoạch, những năm qua tỉnh ta đã ban hành chính sách hỗ trợ 20% giá trị mua máy gặt đập liên hợp cho các tập thể, cá nhân. Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh đã có 4.987 máy gặt, trong đó có 501 máy gặt đập liên hợp.

Mô hình có diện tích 1.000 m2, được thực hiện trên phần đất rừng vừa khai thác cây, xung quanh có đào kinh nhỏ bao khuôn. Hiện nay cá bổi con được hơn 45 ngày tuổi, phát triển tốt. Theo quan sát của chúng tôi, khi ăn cá nổi dày đặc trên mặt nước.

“Con gì tám cẳng hai càng; không đi mà lại bò ngang cả ngày” - câu đố dân gian về con cua nay bỗng dưng trở thành thời sự tại xứ sở Cà Mau - nơi con cua biển đang “mang họa” vì cái tên “Trung Quốc”. Cách đây hơn một năm, con cua biển Năm Căn (Cà Mau) bầm giập vì thương lái thu mua quên trả tiền, nay người nuôi cua biển mang nỗi hàm oan “cua Trung Quốc” khiến con cua có nguy cơ “gãy càng” trước khi được công nhận thương hiệu quốc gia.

Sông Vàm Cỏ Đông lâu nay bị các cơ sở sản xuất chế biến mì, cao su nằm ven bờ tận dụng để xả nước thải chưa qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước. Thời gian qua, Sở Tài nguyên - Môi trường Tây Ninh đã tích cực vào cuộc, xử lý nghiêm một số cơ sở có hành vi vi phạm nói trên.