Kỳ Vọng Từ Giống Lúa Thuần Hương Biển 3

Là người đã gắn bó gần 40 năm với cánh đồng Mường Thanh, nên ông Nguyễn Xuân Biền, Giám đốc Công ty TNHH giống nông nghiệp Trường Hương, đội 5 xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) hiểu rõ đặc tính của từng giống lúa.
Cánh đồng Mường Thanh bấy lâu nay vang danh gạo tám thơm, nhưng qua nhiều năm sử dụng, dẫn đến giảm chất lượng; độ ngon của hạt gạo.
Trăn trở muốn tìm ra một loại giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao; chống chịu sâu bệnh tốt, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà có thể xuất khẩu ra nước ngoài, đầu năm 2014, ông Biền đã về Viện nghiên cứu phát triển cây trồng (Viện Nông nghiệp Việt Nam) đề nghị giúp giống lúa.
Sau khi cử cán bộ chuyên ngành trồng trọt lên Điện Biên khảo sát địa hình, thổ nhưỡng, vụ mùa 2014 Viện nghiên cứu phát triển cây trồng đã cung ứng 100kg giống lúa thuần Hương Biển 3 cho 7 hộ ở đội 4, xã Thanh Hưng tham gia mô hình trên diện tích 1ha.
Giống lúa thuần Hương Biển 3 là giống lúa được Viện nghiên cứu phát triển cây trồng nghiên cứu từ năm 2005 cho đến 2013 mới đưa vào trồng thử nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa với năng suất 3 tạ/sào.
Giống lúa thuần này có đặc tính thân cây khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt; nhất là bệnh bạc lá và bệnh vàng lùn; hạt gạo dài, bóng, dẻo thơm. Gieo sạ vụ mùa có thời gian sinh trưởng từ 103 – 105 ngày, vụ đông xuân từ 132 – 135 ngày; cây cao trung bình từ 1 – 105cm, bông dài 26 – 30cm; hạt chắc đạt 115 – 125 hạt/bông.
Gieo cấy lúa thuần Hương Biển 3 như những giống lúa thông thường, chỉ lưu ý khi lúa đẻ nhánh tối đa từ 6 - 8 dảnh/khóm, thì tiến hành rút nước, phơi ruộng để hạn chế sự đẻ nhánh, tạo điều kiện cho cây lúa cứng; chống chịu tốt với điều kiện khí hậu bất thường và sâu bệnh. Nếu gieo cấy đúng quy trình kỹ thuật năng suất có thể đạt từ 7 – 8,5 tấn/ha.
Ông Trần Văn Sơn, hộ tham gia mô hình cho biết: Giống lúa thuần Hương Biển 3 sinh trưởng rất nhanh, thân cây khỏe hơn giống lúa bắc thơm số 7, không đòi hỏi cao về kỹ thuật gieo trồng và đặc biệt không xuất hiện sâu bệnh. Từ đầu vụ đến nay, gia đình tôi chưa phải phun đợt thuốc bảo vệ thực vật nào.
Mô hình trồng thí điểm giống lúa thuần Hương Biển 3 thành công sẽ mang lại cho nông dân Điện Biên một giống lúa mới với năng suất, chất lượng vượt trội.
Có thể bạn quan tâm

Về thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội, anh Nguyễn Văn Lâm, chủ trang trại chăn nuôi hơn 500 con heo tươi cười cho biết năm nay là năm thắng lợi nhất từ trước tới nay đối với gia đình anh. Giá cả ổn định ở mức 43.000 đến 44.000 đồng/kg, có lúc lên tới 49.000 đến 50.000 đồng/kg nên gia đình anh có lãi khá cao. “Với hơn 500 con heo năm nay gia đình tôi để ra khoảng vài trăm triệu” – anh Lâm nói.

Trò chuyện với kỹ sư nông nghiệp trẻ Ngô Thị Hạnh, cán bộ khuyến nông xã Song Mai về việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chị cho biết: "Mấy ngày trước Tết, gia đình tôi thu hoạch 2 ha khoai tây Atlantic, sản lượng đạt 28 tấn, với giá 6 nghìn đồng/kg, thu được 168 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 80 triệu đồng. Doanh nghiệp đến thu mua tại ruộng. Sắp tới, gia đình tôi sẽ thu hoạch nốt 3 ha khoai tây còn lại, ước thu về hơn 250 triệu đồng".

Sau 9 ngày nghỉ tết, hôm 24.2 (mùng 6 Tết), các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã đồng loạt hoạt động trở lại, tiếp nhận mía của nông dân, phấn đấu đến cuối tháng 3.2015 sẽ kết thúc vụ thu hoạch, chế biến mía đường niên vụ 2014 - 2015, sớm hơn vụ chế biến năm ngoái khoảng gần một tháng.

Theo ngày tháng, các loại rau xanh cứ lặng lẽ từ nhà vườn ra chợ vào từng gian bếp, lên bàn ăn của mỗi gia đình. Từ gốc gác cội nguồn thảo mộc tự nhiên bước vào nền văn minh nông nghiệp khi được thuần hóa, trồng trọt trên thổ nhưỡng, nền nhiệt riêng biệt mà tạo ra những thứ rau đặc sản vùng miền.

Chủ vườn rau sạch này là ông Lê Phước Thọ (ở ấp An Thuận, thị trấn An Phú, huyện An Phú, An Giang), nguyên là một cán bộ Sở Tài Nguyên – Môi trường. Thời đương nhiệm, ông được cử đi cùng nhiều đoàn tham quan học hỏi ở nhiều nước về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó có cách trồng rau sạch.