Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Hồng Xiêm Xen Nhãn Miền Thiết

Trồng Hồng Xiêm Xen Nhãn Miền Thiết
Ngày đăng: 30/10/2012

Với mục tiêu đa dạng hoá các loại cây ăn quả, nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích, vài năm lại đây, một số hộ dân ở xã Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang) đã mạnh dạn đưa cây hồng xiêm vào trồng. Đến thăm mô hình trồng hồng xiêm xen nhãn Miền Thiết của gia đình chị Phạm Thị Chúc, ở thôn Bắc 2, xã Quý Sơn thấy rõ sự năng động và cần cù của người dân nơi đây.
 
Cách đây bốn năm, cả khu này là vùng đồi núi hơn 3 ha chủ yếu trồng sắn và vải thiều, thu nhập bấp bênh giờ đây được phủ lên một màu xanh mướt bởi hồng xiêm và nhãn. Chị Chúc tâm sự: "Trên diện tích này, gia đình tôi trồng 170 cây hồng xiêm và 600 cây nhãn. Vụ đầu tiên 2012 thu được gần 70 triệu đồng từ hồng xiêm. Bước đầu cây cho bói quả như vậy là tôi thấy thành công rồi". Hiện tại, mỗi cây hồng xiêm cho thu từ 15 đến 20 kg quả, giá 20.000 - 25.000 đồng/kg. Khi chín quả có vị ngọt, thơm, mát, rất hấp dẫn.
 
Theo chị Chúc, trồng hồng xiêm không khó, có thể trồng vào bất cứ vụ nào trong năm, khoảng cách hàng cách hàng 5m, cây cách cây 5m. Sau khi trồng phải tưới nước thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định, khi cây lên cao khoảng gần 1m thì bấm ngọn để cây phát triển cành và mở rộng tán, thường xuyên tỉa cành sâu bệnh, cành tăm, cành không cần thiết. Hồng xiêm là loại cây ít sâu bệnh, chủ yếu là sâu đục thân, phải chú ý bắt sâu, phun thuốc sâu định kỳ, rắc và quét vôi quanh gốc. Chị Chúc chia sẻ cách dấm hồng xiêm chín ngọt và ngon không dùng thuốc hóa học gây độc hại. Đó là khi thu hái hồng xiêm xếp luôn vào thùng xốp và đốt một nén hương đặt trong đó, rồi đậy nắp thùng lại. Hơi nóng của hương sẽ lan tỏa khắp thùng và làm cho hồng chín sau hai đến ba ngày.
 
Mô hình trồng hồng xiêm xen nhãn của gia đình chị Chúc tuy mới hình thành nhưng cũng đã được rất nhiều bà con tới thăm và học hỏi bởi giá trị kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển ngành hàng xoài Liên kết phát triển ngành hàng xoài

Xoài là một trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp chọn, để phát triển ổn định bền vững, vì vậy đòi hỏi có sự liên kết chặt chẽ giữa DN và nông dân.

27/10/2015
Chuyển đổi để tăng trưởng bền vững Chuyển đổi để tăng trưởng bền vững

Trong tái cơ cấu kinh tế, KH-CN đã được xác định là động lực then chốt để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững.

27/10/2015
Ngăn chặn dịch lợn tai xanh từ Campuchia Ngăn chặn dịch lợn tai xanh từ Campuchia

Theo thông báo của cơ quan thú y Campuchia, hiện dịch lợn tai xanh đã xảy ra tại 4 tỉnh của nước này là: Siem Reap, Kam pong Cham, Prey Veng và Svay Rieng.

27/10/2015
Bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình Bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

Ngày 24/10, tại xã Thung Nai (huyện Cao Phong, Hòa Bình), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT Hòa Bình tổ chức thả cá giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng hồ Hòa Bình.

27/10/2015
Phát điện từ khí sinh học Phát điện từ khí sinh học

Tỉnh Tiền Giang có tổng đàn gia súc (heo, trâu, bò) khoảng 674.000 con và khoảng 7,1 triệu con gia cầm. Để giải quyết triệt để bài toán ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi thì giải pháp xây dựng, lắp đặt hầm biogas là tối ưu nhất.

27/10/2015