Trồng hồ tiêu vượt diện tích quy hoạch

Đến cuối năm 2015, diện tích hồ tiêu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt 10.172ha, vượt gần 2.000ha so với quy hoạch của ngành nông nghiệp địa phương.
Tỉnh Đồng Nai phát triển hơn 10.000ha, trong đó khoảng 9.000ha đang trong thời kỳ thu hoạch.
Đứng đầu toàn khu vực về diện tích, tỉnh Bình Phước hiện có gần 13.000ha hồ tiêu; dự báo mùa trồng mới 2015 - 2016, diện tích sẽ tăng gấp 3 - 4 lần so với năm trước.
Sở NN-PTNT các địa phương cho biết, lợi nhuận từ trồng tiêu quá rõ, do đó không thể định hướng cho nông dân dừng trồng được.
Bởi lẽ, kể cả rớt giá thì hồ tiêu vẫn là cây trồng có lãi cao hơn so với trồng cà phê, điều.
Song, việc phát triển diện tích không kiểm soát như hiện nay sẽ có nhiều nguy cơ như:
Ở những vùng không nằm trong quy hoạch, cây tiêu dễ bị dịch bệnh do không thích ứng được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; việc tăng diện tích đồng nghĩa với sản lượng tiêu cũng tăng theo và khi nguồn cung vượt cầu tất yếu giá cả sẽ sụt giảm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của chính người trồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 11.6, ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cảnh báo số vụ rau quả vi phạm chất lượng xuất khẩu sang các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày càng gia tăng.

Trong thời gian gần đây, nhiều nông dân ở xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã áp dụng mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 6 lần so với trồng bắp.

"Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới nhưng người nuôi trồng vẫn còn quá khổ". Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, đánh giá như vậy tại hội nghị “Tìm giải pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi” do Bộ NN-PTNT tổ chức ở TPHCM ngày 6-12

Qua trồng khảo nghiệm tại T.X Sông Công (Thái Nguyên), cây bí xanh bước đầu cho thấy ưu điểm nổi bật với thời gian sinh trưởng ngắn, dễ trồng, cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với các cây trồng truyền thống khác như lạc, đỗ

Theo thống kê chưa đầy đủ, ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (tỉnh Trà Vinh), hiện có gần 3000 hộ dân đang tiếp tục thả nuôi tôm sú lấp vụ trở lại (vụ 2), trên diện tích nuôi bị thiệt hại trước đây, với khoảng 250 triệu con tôm sú, trên 3.200 ha.