Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Gừng Dưới Tán Rừng

Trồng Gừng Dưới Tán Rừng
Ngày đăng: 27/06/2012

Năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Kỳ Sơn phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình “Trồng gừng dưới tán rừng”, tại xã Na Ngoi mô hình được triển khai vào vụ xuân 2012, với quy mô 1 ha.

Mục tiêu của mô hình: Trồng xen cây ngắn ngày với cây dài ngày vừa hạn chế xói mòn, đồng thời tăng thêm thu nhập cho người dân. Mặt khác, trong quá trình chăm sóc cây ngắn ngày đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây dài ngày sinh trưởng tốt.

Trước tiên là phát dọn thực bì, thực bì được phát dọn, băm nhỏ làm vật tủ sau khi trồng, hạn chế xói mòn rửa trôi. Đất được làm theo băng, giữa các hàng cây trồng chính dọc theo đường đồng mức. Cuốc xới nhỏ sâu từ 25 - 30cm sau đó rạch hàng, hàng được rạch sâu từ 15 - 20 cm, (hàng cách hàng 30 - 35cm, khóm cách khóm 25 - 30 cm). Các khóm giữa hàng trên được bố trí theo hình nanh sấu (chân kiềng). Nơi có địa hình phức tạp thì làm đất theo hố (50 x 50 x 25 cm), dùng cuốc xăm nhỏ vun cao 5 - 7 cm. Lượng phân tính cho 1 ha (10 tấn phân chuồng hoai + 400 kg vôi bột + 110 - 130 kg đạm U rê + 400 kg lan supe + 200 - 250 kg ka li). Bón lót toàn bộ vôi bột khi làm đất, bón toàn bộ phân chuồng và 1/2 lượng phân vô cơ khi trồng, bón theo hàng rồi lấp một ít đất mỏng kín phân tránh giống tiếp xúc với phân. Khi trồng, đặt mẫu gừng ở độ sâu 3 – 4 cm để mắt mầm hướng lên trên rồi lấp đất mịn phủ kín củ gừng, dùng tay ấn chặt sau đó khỏa đất bằng.

Nếu trồng theo hố thì mỗi hố đặt 3 hom giống theo hình tam giác (hom cách hom 20 cm). Sau khi trồng, dùng vật ủ như thực bì băm nhỏ, rơm rạ trấu... một lớp mỏng để giữ ẩm và tăng độ tơi xốp. Sau khi trồng 2 tháng tiến hành làm cỏ vun gốc, khoảng 5 tháng thì tiến hành bón thúc toàn bộ lượng phân vô cơ còn lại; phân rải đều quanh và cách gốc 5 - 7 cm và kết hợp vun gốc.


Có thể bạn quan tâm

Nhọc nhằn xuất khẩu trái cây Nhọc nhằn xuất khẩu trái cây

Hiện thanh long ruột đỏ bán tại vườn chỉ còn 3 - 4 ngàn đồng/kg. Đây là loại trái cây đặc sản Đồng Nai phát triển khá nhanh về diện tích trong vài năm trở lại đây vì có tiềm năng xuất khẩu lớn, do các thị trường khó tính, như: Mỹ, Nhật Bản... đã mở cửa cho mặt hàng này. Nhật Bản cũng đã cấp phép cho trái xoài của Đồng Nai, nhưng thực tế hiện nay vẫn chưa có đơn hàng xuất khẩu nào cho 2 loại trái cây này.

26/08/2015
Công bố nhãn hiệu tập thể khóm Cầu Đúc Hậu Giang Công bố nhãn hiệu tập thể khóm Cầu Đúc Hậu Giang

Mới đây, tại UBND thành phố Vị Thanh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nông dân thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu tập thể khóm Cầu Đúc Hậu Giang.

26/08/2015
Giá heo Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng giảm mạnh Giá heo Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng giảm mạnh

Hiện, giá heo hơi được thương lái mua tại chuồng dao động từ 3,4 - 3,7 triệu đồng/tạ, giảm 600.000 - 700.000đ/tạ so với cùng kỳ năm 2014.

26/08/2015
Tỷ giá ép giá nông sản xuất khẩu Tỷ giá ép giá nông sản xuất khẩu

Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) đã ảnh hưởng tới XK cũng như giá cả của nhiều mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam... Gạo là một trong những mặt hàng đang bị ảnh hưởng ngay từ việc Trung Quốc phá giá NDT.

26/08/2015
Tìm kế sách đầu tư cho nông nghiệp Tìm kế sách đầu tư cho nông nghiệp

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 61 khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, kỳ lạ là tỷ trọng DN trong nông nghiệp lại có xu hướng… sụt giảm! Làm thế nào để xoay chuyển thực trạng này?

26/08/2015