Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Gừng Dưới Tán Rừng

Trồng Gừng Dưới Tán Rừng
Ngày đăng: 27/06/2012

Năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Kỳ Sơn phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình “Trồng gừng dưới tán rừng”, tại xã Na Ngoi mô hình được triển khai vào vụ xuân 2012, với quy mô 1 ha.

Mục tiêu của mô hình: Trồng xen cây ngắn ngày với cây dài ngày vừa hạn chế xói mòn, đồng thời tăng thêm thu nhập cho người dân. Mặt khác, trong quá trình chăm sóc cây ngắn ngày đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây dài ngày sinh trưởng tốt.

Trước tiên là phát dọn thực bì, thực bì được phát dọn, băm nhỏ làm vật tủ sau khi trồng, hạn chế xói mòn rửa trôi. Đất được làm theo băng, giữa các hàng cây trồng chính dọc theo đường đồng mức. Cuốc xới nhỏ sâu từ 25 - 30cm sau đó rạch hàng, hàng được rạch sâu từ 15 - 20 cm, (hàng cách hàng 30 - 35cm, khóm cách khóm 25 - 30 cm). Các khóm giữa hàng trên được bố trí theo hình nanh sấu (chân kiềng). Nơi có địa hình phức tạp thì làm đất theo hố (50 x 50 x 25 cm), dùng cuốc xăm nhỏ vun cao 5 - 7 cm. Lượng phân tính cho 1 ha (10 tấn phân chuồng hoai + 400 kg vôi bột + 110 - 130 kg đạm U rê + 400 kg lan supe + 200 - 250 kg ka li). Bón lót toàn bộ vôi bột khi làm đất, bón toàn bộ phân chuồng và 1/2 lượng phân vô cơ khi trồng, bón theo hàng rồi lấp một ít đất mỏng kín phân tránh giống tiếp xúc với phân. Khi trồng, đặt mẫu gừng ở độ sâu 3 – 4 cm để mắt mầm hướng lên trên rồi lấp đất mịn phủ kín củ gừng, dùng tay ấn chặt sau đó khỏa đất bằng.

Nếu trồng theo hố thì mỗi hố đặt 3 hom giống theo hình tam giác (hom cách hom 20 cm). Sau khi trồng, dùng vật ủ như thực bì băm nhỏ, rơm rạ trấu... một lớp mỏng để giữ ẩm và tăng độ tơi xốp. Sau khi trồng 2 tháng tiến hành làm cỏ vun gốc, khoảng 5 tháng thì tiến hành bón thúc toàn bộ lượng phân vô cơ còn lại; phân rải đều quanh và cách gốc 5 - 7 cm và kết hợp vun gốc.


Có thể bạn quan tâm

Cá Chết Trắng, Người Dân Đắng Lòng Ở Thừa Thiên Huế Cá Chết Trắng, Người Dân Đắng Lòng Ở Thừa Thiên Huế

Trong mấy ngày qua, nhiều hộ nông dân nuôi cá lồng trên sông Bồ (huyện Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) hốt hoảng khi phát hiện cảnh cá chết và nổi trắng trên mặt sông.

19/05/2012
Nuôi Nghêu Hứa Hẹn Thắng Lớn Nuôi Nghêu Hứa Hẹn Thắng Lớn

Sau 2 năm liên tục nghêu bị thiệt hại nặng nề, năm nay, nghêu nuôi phát triển ổn định, không có hiện tượng chết bất thường và giá nghêu đang tăng cao. Do đó, diện tích nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang dần phục hồi, hứa hẹn thắng lớn.

15/05/2012
Chăn Nuôi Thua Lỗ Và Mối Lo Giá Thực Phẩm Tăng Trở Lại Chăn Nuôi Thua Lỗ Và Mối Lo Giá Thực Phẩm Tăng Trở Lại

Đến thời điểm này, sau nhiều tháng bán sản phẩm dưới giá thành, người chăn nuôi bắt đầu kiệt quệ, bỏ nghề. Dễ dàng nhận thấy việc giảm, bỏ đàn qua thị trường con giống đang rất ảm đạm. Con giống gia cầm, giống heo dù rẻ vẫn không ai mua. Chắc chắn trong một vài tháng tới nguồn cung sẽ thiếu hụt.

19/05/2012
Bulgaria: Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Ốc Sên Bulgaria: Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Ốc Sên

Nghề nuôi ốc sên đang là một trong những ngành nông nghiệp phát triển tại Bulgaria khi nhu cầu từ Pháp và Ý đối với món ăn cao cấp nhưng lạ miệng này tăng cao. Trước đây, nghề nuôi ốc sên vốn rất phát triển tại Tây Âu, nhưng từ năm 2006 ngành kinh doanh ốc sên bắt đầu chuyển hướng sang Đông Âu, và tạo cơ hội thuận lợi cho Bulgaria phát triển.

23/02/2012
Không Có Chất Cấm Trong Sản Phẩm Gold Protein Không Có Chất Cấm Trong Sản Phẩm Gold Protein

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an tiếp tục gửi mẫu sản phẩm Gold Protein đã thu giữ của Công ty TNHH sản xuất Nam Hoa và Công ty TNHH Hồng Triển (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM) đi kiểm nghiệm tại phòng phân tích thức ăn chăn nuôi thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.

02/05/2012