Trồng Gừng Dưới Tán Rừng

Năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Kỳ Sơn phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình “Trồng gừng dưới tán rừng”, tại xã Na Ngoi mô hình được triển khai vào vụ xuân 2012, với quy mô 1 ha.
Mục tiêu của mô hình: Trồng xen cây ngắn ngày với cây dài ngày vừa hạn chế xói mòn, đồng thời tăng thêm thu nhập cho người dân. Mặt khác, trong quá trình chăm sóc cây ngắn ngày đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây dài ngày sinh trưởng tốt.
Trước tiên là phát dọn thực bì, thực bì được phát dọn, băm nhỏ làm vật tủ sau khi trồng, hạn chế xói mòn rửa trôi. Đất được làm theo băng, giữa các hàng cây trồng chính dọc theo đường đồng mức. Cuốc xới nhỏ sâu từ 25 - 30cm sau đó rạch hàng, hàng được rạch sâu từ 15 - 20 cm, (hàng cách hàng 30 - 35cm, khóm cách khóm 25 - 30 cm). Các khóm giữa hàng trên được bố trí theo hình nanh sấu (chân kiềng). Nơi có địa hình phức tạp thì làm đất theo hố (50 x 50 x 25 cm), dùng cuốc xăm nhỏ vun cao 5 - 7 cm. Lượng phân tính cho 1 ha (10 tấn phân chuồng hoai + 400 kg vôi bột + 110 - 130 kg đạm U rê + 400 kg lan supe + 200 - 250 kg ka li). Bón lót toàn bộ vôi bột khi làm đất, bón toàn bộ phân chuồng và 1/2 lượng phân vô cơ khi trồng, bón theo hàng rồi lấp một ít đất mỏng kín phân tránh giống tiếp xúc với phân. Khi trồng, đặt mẫu gừng ở độ sâu 3 – 4 cm để mắt mầm hướng lên trên rồi lấp đất mịn phủ kín củ gừng, dùng tay ấn chặt sau đó khỏa đất bằng.
Nếu trồng theo hố thì mỗi hố đặt 3 hom giống theo hình tam giác (hom cách hom 20 cm). Sau khi trồng, dùng vật ủ như thực bì băm nhỏ, rơm rạ trấu... một lớp mỏng để giữ ẩm và tăng độ tơi xốp. Sau khi trồng 2 tháng tiến hành làm cỏ vun gốc, khoảng 5 tháng thì tiến hành bón thúc toàn bộ lượng phân vô cơ còn lại; phân rải đều quanh và cách gốc 5 - 7 cm và kết hợp vun gốc.
Có thể bạn quan tâm

Dự án cạnh tranh nông nghiệp và Trung tâm Tư vấn - phát triển công nghệ Nha Hố đã đầu tư 1,7 tỉ đồng cho 750 nông hộ xã Thanh Hải, Nhơn Hải (huyện Ninh Hải - Ninh Thuận) và phường Văn Hải (T.p Phan Rang Tháp Chàm) nhằm mở rộng 50 ha diện tích trồng tỏi an toàn trong vụ đông xuân 2012 – 2013.

Giá củ hành tím ở Sóc Trăng đã tăng trở lại và đang ngập ngừng ở mức 15.000 đồng/kg khiến một số nhà rẫy đang trong tâm trạng phập phồng càng nôn nao hơn. Bởi trước đó không lâu, từ tháng 10 âm lịch, giá hành đầu mùa bỗng nhảy lên 25.000 đồng/kg rồi lao dốc mạnh đã khiến người dân trồng hành đặc sản ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) hụt hẫng.

Giá gà công nghiệp lại giảm mạnh sau gần hai tháng giữ ở mức giúp người chăn nuôi có lãi 500 – 1.000 đồng/kg. Hiện, gà công nghiệp bán tại trại chỉ còn 27.000 đồng/kg, giảm từ 3.000 – 4.500 đồng/kg so với hồi đầu tháng, khiến cho người nuôi bị lỗ 3.000 đồng/kg.

Vụ lúa đông xuân sớm tại các địa phương thuộc vùng Đồng Tháp Mười đã bắt đầu thu hoạch rộ. Thế nhưng khác mọi năm, lúa chín đầy đồng nhưng vắng bóng thương lái trong khi giá lúa chỉ còn dưới 5.000 đồng/kg.

Chỉ với hơn 1.000 m2, nhưng đó là nơi cô Nguyễn Hoàng Linh (phường An Thạnh, TX.Thuận An - Bình Dương) mở mô hình nuôi gà và heo, tuy quy mô không lớn nhưng mang lại nguồn lợi nhuận khá cao.