Trồng gấc mang lại hiệu quả kinh tế cao

Ban đầu, gia đình ông Khánh cũng trồng điều như bao hộ dân khác trong thôn, song hiệu quả kinh tế mang lại không đáng kể.
Đến năm 2014, khi tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm làm ăn trên mạng Internet và sách báo, ông Khánh nhận thấy cây gấc ngoài sử dụng chế biến món ăn còn là một loại cây có giá trị trong y học, có tác dụng làm thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm làm đẹp cho con người.
Ông Khánh đã mạnh dạn phá bỏ 4 sào điều kém hiệu quả, đầu tư gần 20 triệu đồng để làm trụ trồng gấc.
Nhờ học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật trồng gấc, chỉ 6 tháng sau, giàn gấc của gia đình ông phát triển tốt, bình quân 1 sào thu hoạch được 2 tấn quả; 4 sào gấc ông thu hoạch được 8 tấn quả, bán được trên 40 triệu đồng.
Nhận thấy trồng gấc có hiệu quả cao, tháng 4-2015 ông quyết định phá hết diện tích điều để tập trung trồng thêm 1,6 ha gấc.
Đến nay gia đình ông Khánh có 2 ha gấc, dự kiến đến cuối năm nay sẽ thu hoạch trên 35 tấn gấc, với giá như hiện nay (6.000 đồng/kg) sau khi trừ chi phí gia đình ông có lãi gần 200 triệu đồng.
Quả gấc sau khi thu hoạch được gia đình ông sơ chế, sấy khô và bán trực tiếp cho Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại và Dịch vụ Gấc Tây Nguyên.
Ông Khánh chia sẻ: “Cây gấc rất dễ trồng, vốn đầu tư ban đầu hơi cao nhưng thời gian thu lại vốn nhanh, từ khi trồng đến khi thu hoạch là 6 tháng, không sợ “bí” đầu ra cho sản phẩm.
Cây gấc thuộc họ dây leo, sống được từ 15 đến 20 năm, ít kén đất, ít sâu bệnh.
Bên cạnh đó, cây gấc dễ chăm sóc, không đòi hỏi kỹ thuật cao, chi phí cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ít, thời gian sinh trưởng ngắn, nếu thời tiết thuận lợi và được chăm sóc tốt thì 1 ha gấc cho thu hoạch từ 15 - 17 tấn gấc trong năm thứ nhất và sẽ tăng sản lượng trong những năm tiếp theo.
Nếu giá cả ổn định như hiện nay (6.000 đồng/kg) thì 1 ha gấc có thể mang lại lợi nhuận 100 triệu đồng”.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, bên cạnh việc các hợp tác xã (HTX) phát huy vai trò “bà đỡ” thì nông dân nhiều địa phương cũng rất năng động liên kết với doanh nghiệp nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Ngày đầu thành lập, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã thực sự trở thành “phao cứu sinh: đối với ngư dân. Ngay đầu năm 2015 đã có 2 gia đình ngư dân trong tỉnh nhận được nguồn hỗ trợ lớn để hiện thực hóa ước mơ đóng tàu vỏ thép vươn khơi bám biển để làm ăn hiệu quả hơn.

Tuy mang lại hiệu quả lớn nhưng hiện giờ, việc liên kết sản xuất lúa giống giữa nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống (DN) lại khó mở rộng diện tích vì nhiều lý do. Trong đó có chuyện nông dân và HTX chưa thực sự đặt niềm tin vào DN…

Mặc dù tình trạng nắng hạn đang diễn ra gay gắt những nhờ sự chủ động trong lịch thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nên nhiều loại cây trồng lấy củ, nông sản trên địa bàn huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đều được mùa. Tuy nhiên, niềm vui của nông dân chưa trọn vẹn khi phải đối mặt với tình trạng được mùa- mất giá.

Ngày 20/6, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá chình bông theo hình thức công nghiệp. Đến dự hội nghị có đại diện các cơ quan chuyên môn, phòng nông nghiệp các huyện và hơn 100 nông dân nuôi cá chình trong tỉnh.