Trồng Dừa Xiêm Xanh Cho Thu Nhập Khá

Ông Nguyễn Văn Em (Tám Em) ở thôn Tiến Hưng, xã Tiến Lợi (TP Phan Thiết, Bình Thuận) là người trồng dừa xiêm xanh cho năng suất và hiệu quả cao. Qua nghiên cứu tìm hiểu trên sách báo, năm 2006 ông Tám Em đã mạnh dạn đầu tư trồng 150 cây dừa trên diện tích hơn 4.500 m2 của gia đình. Nhờ chăm sóc tốt, chỉ sau 4 năm ông đã thu hoạch được trái dừa tươi.
Ông Tám Em cho biết, trồng dừa xiêm xanh ít tốn công chăm sóc, chủ yếu là bón phân và chăm sóc trái, vệ sinh vườn để tránh đuông, chuột, kiến vương làm rụng trái non. Sau khi trồng được 3 năm cây dừa mới ra lưỡi mèo, đến năm thứ 4 dừa xiêm xanh bắt đầu cho trái. Từ năm thứ 6 trở đi, cây dừa cho trái ổn định và rất sai. Trung bình một buồng dừa cho từ 10 – 15 trái. Bình quân cứ 2 tháng thu hoạch được 3 đợt, mỗi đợt thu từ 1.000 – 1.200 trái.
Theo giá dừa tươi thương lái mua tại vườn vào ngày thường là 5.500 đồng/trái, còn ngày tết là 6.000 đồng/trái. Với 150 cây dừa xiêm xanh hiện có, bình quân mỗi năm ông thu về hơn 100 triệu đồng. Trong khi chi phí thuốc trừ sâu chỉ có 100.000 đồng/năm, còn nước thải biogas của gia đình được dùng làm phân bón cho cây dừa nên chẳng tốn tiền. Ngoài ra, ông Tám Em còn tận dụng mương vườn trồng dừa thả nuôi 15 kg giống cá rô đầu vuông để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Theo ông Tám Em, để dừa có năng suất cao, bón phân cũng phải chú ý diệt trừ kiến, sâu đuông, bọ dừa… Hằng ngày cần dọn vệ sinh, bỏ mo nang khô, bẹ hư, tàu lá… để hạn chế sâu đuông, kiến làm tổ gây rụng trái. Thường xuyên kiểm tra vườn, nếu phát hiện sâu đuông (thường đục lỗ phía dưới bẹ dừa), thì dùng thuốc Basudin 10H bỏ vào lỗ xâm nhập của chúng, sau đó dùng đất sét trám bít lỗ lại, thuốc sẽ ngấm vào thân dừa giết chết sâu đuông.
Qua nhiều năm so sánh giữa cây dừa xiêm xanh và dừa xiêm dây, dừa xiêm dứa, dừa lùn Mã Lai, ông Nguyễn Văn Em khẳng định trồng dừa xiêm xanh mau cho trái, năng suất cao, chất lượng trái ngon, đạt hiệu quả kinh tế hơn nhưng lại chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc.
Có thể bạn quan tâm

Do công suất nhà máy có hạn, trong khi người dân tập trung thu hoạch đồng loạt, nhất là những thời điểm dự báo thời tiết bất lợi như bão lũ nên nhà máy không thu mua hết số sắn thu hoạch được. Người dân bán cho tư thương để tiêu thụ ra ngoài địa phương khoảng 23.000 tấn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách địa phương.

Theo ông Nguyễn Lương Hiền, Chủ tịch Hội Nghề cá Thừa Thiên-Huế, đây là mô hình đồng quản lý giữa nhà nước và cộng đồng ngư dân. Việc các địa phương ven biển giao quyền khai thác mặt nước biển ven bờ giúp ngư dân tránh đánh bắt bằng các phương tiện theo lối tận thu, hủy diệt; giảm bớt chi phí trong công tác quản lý.

Trong đó, việc trồng rau màu trong nhà màng là một trong những mô hình đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể cho nông dân. Qua đó, góp phần tăng sản lượng, nâng chất lượng nông sản cũng như đóng góp tích cực trong quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh.

Chính sách hỗ trợ ngư dân đã tạo bước chuyển đổi mạnh mẽ về ngư trường và ngành nghề khai thác thủy sản; tăng số lượng tàu có công suất lớn với các thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vươn khơi bám biển khai thác thủy sản, tăng thu nhập, góp phần bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 7h ngày 16/7, vị trí tâm bão Rammasun ở vào khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.