Trồng Dưa Lê Siêu Ngọt Cho Thu Nhập Cao

Vài năm trở lại đây, ở xã Lang Quán (Yên Sơn), mô hình trồng dưa lê siêu ngọt của gia đình ông Nguyễn Văn Ý, xóm 6 cho thu lãi 80 triệu đồng/năm.
Ông Ý cho biết, năm 2010 gia đình ông có hơn 4 sào đất trồng ngô nhưng hiệu quả kinh tế không cao nên ông đã chuyển sang trồng dưa lê siêu ngọt. Giống dưa lê siêu ngọt được trồng vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 8, có đặc điểm là đầu tư ít, sinh trưởng và phát triển tốt, dễ đậu quả. Dưa ra quả có vỏ màu xanh sáng, ăn giòn, ngọt.
Trồng dưa lê siêu ngọt phải chăm sóc tỉ mỉ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình xử lý như đất được lên luống cao 30 - 35 cm, trên luống được phủ một lớp ni lông để giữ được độ ẩm trong đất, hạn chế cỏ mọc và không cho quả tiếp xúc trực tiếp với mặt đất để hạn chế sâu bọ xâm hại. Ngoài ra, cần theo dõi tình hình sinh trưởng của cây, tỉa lá già, tạo độ thông thoáng… Thời gian thu hoạch nhanh, từ 45 - 50 ngày.
Nhờ áp dụng đúng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên ngay trong đầu vụ, gia đình ông đã gặt hái được thành công. Vụ dưa tháng 4 vừa qua, gia đình ông thu được trên 25 tấn quả, với giá bán hiện nay là 13.000/kg và trừ chi phí thu về được 25 - 30 triệu đồng. Kinh nghiệm của ông Ý là trồng dưa lê trên đất cát pha thịt màu mỡ, tơi xốp và đặc biệt chủ động được nguồn nước tưới từ giếng khoan nên mỗi năm trồng gối được 3 vụ. Về đầu ra cho sản phẩm, mỗi vụ thu hoạch, thương lái khắp nơi từ Tuyên Quang, Phú Thọ… đến thu mua tại vườn.
Nhờ trồng dưa lê mà gia đình ông đã vươn lên làm giàu. Ông Mai Bảo Đăng, Phó Chủ tịch UBND xã Lang Quán cho biết, mô hình trồng dưa lê siêu ngọt của gia đình ông Nguyễn Văn Ý đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong thời gian tới sẽ nhân rộng mô hình này ra toàn xã góp phần phát triển kinh tế bền vững. Được biết, thời gian tới ông Ý có kế hoạch mở rộng diện tích trồng dưa lê lên 6 sào.
Có thể bạn quan tâm

Không ai ngờ rằng đằng sau ngôi nhà kho của anh Út Tấn, xã Định Thủy (Mỏ Cày Nam - Bến Tre) là một trang trại chăn nuôi heo nếu chưa được biết trước đó. Bởi vì đứng ngay trang trại với khoảng 500 con heo thịt, chúng tôi vẫn không cảm nhận mùi hôi từ chất thải của heo.

Nguyễn Văn Nổi, 50 tuổi là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn Hòa Thạnh. Anh dày công đầu tư cải tạo vùng đất cát trắng phau ven biển trở thành trù mật cho những mùa cây trái bội thu. Trồng củ cải kết hợp chăn nuôi bò lai sind cung cấp sức kéo là con đường vươn lên làm giàu của anh Nổi trên vùng đất cát ven biển thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước.

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.

Theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường không cao.

Chúng tôi đến nhà ông Hoàng Văn Nga ở khóm Hải Hoà (thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị) đúng vào dịp ông đang tiến hành thu hoạch hồ tiêu.