Thay thế dòng tôm xuất khẩu chủ lực

Thông tin được Phó tổng cục Thủy sản - Phạm Anh Tuấn cho biết tại họp báo thường kỳ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 5/8.
Theo ông Tuấn, xuất khẩu tôm Việt Nam thời gian qua đang gặp nhiều khó khăn. Thống kê 6 tháng giảm cả sản lượng lẫn giá trị do nhu cầu thế giới và bất lợi về tỷ giá. Dù nhận định từ nay đến cuối năm, nhu cầu về mặt hàng tôm tại các thị trường sẽ tăng đáng kể, song vị này cho rằng tình hình vẫn có thể thay đổi.
Do vậy, để tăng tính cạnh tranh của mặt hàng tôm xuất khẩu, cơ quan quản lý cho biết sẽ chú trọng tăng sản lượng tôm sú nuôi quảng canh thay vì tôm thẻ chân trắng như hiện nay. Lý do là khi sức mua yếu, tỷ giá bất lợi, giá bán tôm thẻ chân trắng giảm xuống khá thấp, Việt Nam gần như không thể cạnh tranh với các quốc gia khác, chưa kể rủi ro dịch bệnh. Trong khi tôm sú được nuôi với mô hình quảng canh cải tiến, chi phí sản xuất thấp, các doanh nghiệp sẽ tận dụng được lợi thế về giá bán.
Về lâu dài, ông Tuấn cho biết, ngành thủy sản sẽ đẩy mạnh tôm lúa và tôm rừng bởi diện tích có thể mở rộng, nâng cao được năng suất, giá thành thấp. Đây cũng là cơ sở để dần thay đổi thói quen canh tác, nuôi trồng cho các hộ nuôi trồng hiện nay.
Trước đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ 2014, trong đó thị trường nhập khẩu chính là Mỹ chỉ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2%.
Nguyên nhân khiến giá trị mặt hàng này giảm vì sản lượng tôm thế giới tăng, giá xuất khẩu của Ấn Độ, Thái Lan sang các thị trường chính giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường Mỹ giảm bớt do sản lượng hàng tồn kho vẫn ở mức cao. Đồng USD tăng giá mạnh so với các tiền tệ khác khiến các nước xuất khẩu đổ xô vào thị trường Mỹ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tại đây “ép giá” tôm Việt Nam.
Dự báo về tình hình nửa cuối năm, cơ quan quản lý cho biết, lượng tôm xuất khẩu sẽ khả quan hơn so với đầu năm vì mùa thu hoạch tôm ở Ấn Độ đã kết thúc, trong khi các nước nhập khẩu đã vào mùa tiêu dùng. Đồng thời, lợi ích từ các FTA Việt Nam đã ký sẽ giúp mặt hàng tôm xuất khẩu có lợi thế về thuế suất.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù mới bước vào chính vụ chưa đầy tháng nhưng giá khóm thu mua tại vườn đã giảm gần một nửa so với cách đây vài tháng. Giá khóm đạt mức 2.700-2.900 đồng/trái (loại 1kg), thời điểm sau tết đạt 5.400 đồng/kg.

Cây tiêu được xem là một trong những cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai trong những năm qua. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu tính bền vững, gây ra sự lây lan của dịch bệnh… đã làm thiệt hại không nhỏ đến đời sống của người dân trồng tiêu trên địa bàn.

Ông Đoàn Kiệm nổi tiếng ở xã Phú Hòa (huyện Định Quán - Đồng Nai) là nông dân có đôi tay “vàng”. Trên vùng đất khô hạn, nhiều loại cây trồng dễ tính còn khó phát triển, ông lại trồng thành công các loại cây đặc sản khó tính, như: cam, quýt, bưởi.

Tôi cũng đã nghĩ đến làm thêm một số việc khác nhưng phần thì không có vốn, phần không có kỹ thuật nên rất khó khăn. Vừa qua, được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn mô hình làm nấm, mộc nhĩ, bước đầu tôi thấy khá hiệu quả. Sản phẩm làm ra đến đâu bán hết đến đấy, gia đình cũng có thêm nguồn thu nhập đáng kể.

Những ngày qua, giá gạo hàng hóa ở ĐBSCL tăng khá mạnh, mà nguyên nhân chính là nhiều thương nhân đang tăng cường thu mua để xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.