Trồng dưa lê chất lượng cao lãi gấp đôi dưa thường

Viện Cây lương thực - cây thực phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp VN) nằm trên địa bàn huyện Gia Lộc.
Thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20, các giống dưa lê, dưa hấu của cố Viện trưởng Lương Định Của được trồng rộng khắp ở tất cả các địa phương trong huyện.
Trồng dưa chất lượng cao cho thu nhập cao.
Đến nay dưa đã trở thành cây trồng chính mang lại thu nhập cao cho nông dân, diện tích mỗi vụ khoảng 250 - 300 ha.
Từ năm 2000 đến nay, trên thị trường xuất hiện các giống dưa chất lượng cao như Kim cô nương, Mật thế giới, Mật thiên hạ, Kim Hoàng hậu… có giá bán cao gấp 2 – 4 lần các giống dưa thường.
Để nâng cao hiệu quả SX, Phòng NN-PTNT, Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với Viện Cây lương thực- Cây thực phẩm, Sở KH-CN Hải Dương và một số Cty giống cây trồng như: Nông Hữu, Hoa Sen, Thần Nông...
triển khai các mô hình trồng dưa lê chất lượng cao ở một số địa phương.
Năm 2015, tại các vùng trồng dưa trọng điểm của huyện, một số hộ nông dân đã SX dưa chất lượng cao ở cả ba vụ: Vụ xuân, vụ xuân hè và vụ thu đông.
Diện tích gieo trồng mỗi vụ hàng chục ha tập trung ở các xã Hồng Hưng, Đoàn Thượng, Toàn Thắng… bình quân mỗi ha cho doanh thu khoảng 250 triệu đồng, mỗi vụ toàn huyện thu hàng tỷ đồng.
Tại hội thảo đánh giá kết quả SX thử giống dưa lê Kim cô nương NH2798 vụ xuân năm 2015, bà Nguyễn Thị Sáu, thôn Hoàng Xá, xã Hồng Hưng cho biết: “Nhà tôi đã trồng dưa lê chất lượng cao đến năm 2015 là năm thứ 7.
Các giống dưa chất lượng nhìn chung khả năng chống chịu bệnh yếu hơn giống dưa thường như bệnh lở cổ rễ, nứt thân xì mủ, thán thư… nhất là ở vụ hè và vụ hè thu.
Hơn nữa các giống dưa này thời gian sinh trưởng dài hơn khoảng 10 – 15 ngày do thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch kéo dài, trung bình 1 sào thu được từ 8 – 10 triệu đồng.
Được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn SX, gia đình tôi từ 2 năm nay áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý đất, cày bừa ngả trước khi trồng khoảng 20 ngày, bón nhiều phân chuồng hoai mục có chế phẩm vi sinh, trồng che phủ nilon chống mưa nên quả đậu nhiều, quả to, đẹp hơn, giá bán cao hơn, thu nhập 1 sào khoảng 11 – 12 triệu đồng”.
Ông Vũ Ngọc Hà, thôn Đươi, xã Đoàn Thượng cho biết, trồng dưa lê chất lượng cao đầu tư nhiều hơn nhưng mỗi sào cho lãi cao hơn 1,5 – 2 lần trồng dưa thường.
Dưa có thời gian bảo quản kéo dài, việc tiêu thụ thuận lợi, các thương lái thu mua tại ruộng.
Ở xã này, diện tích trồng dưa lê chất lượng cao vụ sau cao hơn vụ trước.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tháng 4 và đầu tháng 5, những đợt nắng nóng liên tiếp kéo dài, trong nhiều ngày không mưa đã khiến cho mực nước ở các sông, suối, hồ… ở Thanh Hóa sụt giảm nghiêm trọng.

Mô hình đang được thực hiện với 50ha gieo cấy giống lúa Nàng Xuân và 1,5ha gieo cấy giống lúa nếp Lang Liêu tại 2 xã Tư Mại và Thắng Cương. Qua tham quan đầu bờ, các đại biểu đánh giá cao những ưu điểm vượt trội của 2 giống lúa này so với giống đối chứng Khang dân 18 như thời gian sinh trưởng tương đương với Khang dân, khả năng kháng bệnh khá, chống đổ tốt và hiệu quả kinh tế cao

Xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc - Hòa Bình) cách thị trấn Đà Bắc gần 10 km nằm chênh vênh trên lòng hồ. Xóm có 76 hộ, chủ yếu là người Dao sinh sống dựa vào trồng ngô, sắn, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những nghề trên, việc phát triển chăn nuôi được bà con chú trọng bởi lợi thế gần rừng có nhiều nguồn thức ăn. Hầu hết các hộ trong xóm đều chăn nuôi từ 1 - 2 con đến hàng chục con lợn. Giống chủ yếu là lợn lai, lợn địa phương với hình thức bán chăn thả. Nhận thấy lợi thế, thời gian qua, Dự án AFAP đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương. Dự án đã đầu tư cho xóm 11 con lợn giống (9 con lợn địa phương và 2 con lợn rừng) cho 9 hộ chăn nuôi tiêu biểu của xóm.

Do nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 12.000 ha lúa thiếu nước. Ngành NN- PTNT đang chỉ đạo các Cty thủy nông thực hiện việc bơm nước liên tục để cứu lúa.

Đi khắp vùng bãi dọc sông Lam huyện Hưng Nguyên, vùng đồi núi của Nam Đàn, hay những diện tích lạc vùng đất cát pha Nghi Lộc, tất cả là một màu vàng trắng do cháy của ngô, màu xanh héo rũ xơ xác của lạc. Đã lâu lắm, chưa bao giờ cây màu vụ xuân của tỉnh Nghệ An đối mặt với hạn hán khốc liệt và thiệt hại nặng nề đến thế.