Trồng dưa lê chất lượng cao lãi gấp đôi dưa thường

Viện Cây lương thực - cây thực phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp VN) nằm trên địa bàn huyện Gia Lộc.
Thập niên 70 – 80 của thế kỷ 20, các giống dưa lê, dưa hấu của cố Viện trưởng Lương Định Của được trồng rộng khắp ở tất cả các địa phương trong huyện.
Trồng dưa chất lượng cao cho thu nhập cao.
Đến nay dưa đã trở thành cây trồng chính mang lại thu nhập cao cho nông dân, diện tích mỗi vụ khoảng 250 - 300 ha.
Từ năm 2000 đến nay, trên thị trường xuất hiện các giống dưa chất lượng cao như Kim cô nương, Mật thế giới, Mật thiên hạ, Kim Hoàng hậu… có giá bán cao gấp 2 – 4 lần các giống dưa thường.
Để nâng cao hiệu quả SX, Phòng NN-PTNT, Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với Viện Cây lương thực- Cây thực phẩm, Sở KH-CN Hải Dương và một số Cty giống cây trồng như: Nông Hữu, Hoa Sen, Thần Nông...
triển khai các mô hình trồng dưa lê chất lượng cao ở một số địa phương.
Năm 2015, tại các vùng trồng dưa trọng điểm của huyện, một số hộ nông dân đã SX dưa chất lượng cao ở cả ba vụ: Vụ xuân, vụ xuân hè và vụ thu đông.
Diện tích gieo trồng mỗi vụ hàng chục ha tập trung ở các xã Hồng Hưng, Đoàn Thượng, Toàn Thắng… bình quân mỗi ha cho doanh thu khoảng 250 triệu đồng, mỗi vụ toàn huyện thu hàng tỷ đồng.
Tại hội thảo đánh giá kết quả SX thử giống dưa lê Kim cô nương NH2798 vụ xuân năm 2015, bà Nguyễn Thị Sáu, thôn Hoàng Xá, xã Hồng Hưng cho biết: “Nhà tôi đã trồng dưa lê chất lượng cao đến năm 2015 là năm thứ 7.
Các giống dưa chất lượng nhìn chung khả năng chống chịu bệnh yếu hơn giống dưa thường như bệnh lở cổ rễ, nứt thân xì mủ, thán thư… nhất là ở vụ hè và vụ hè thu.
Hơn nữa các giống dưa này thời gian sinh trưởng dài hơn khoảng 10 – 15 ngày do thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch kéo dài, trung bình 1 sào thu được từ 8 – 10 triệu đồng.
Được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn SX, gia đình tôi từ 2 năm nay áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý đất, cày bừa ngả trước khi trồng khoảng 20 ngày, bón nhiều phân chuồng hoai mục có chế phẩm vi sinh, trồng che phủ nilon chống mưa nên quả đậu nhiều, quả to, đẹp hơn, giá bán cao hơn, thu nhập 1 sào khoảng 11 – 12 triệu đồng”.
Ông Vũ Ngọc Hà, thôn Đươi, xã Đoàn Thượng cho biết, trồng dưa lê chất lượng cao đầu tư nhiều hơn nhưng mỗi sào cho lãi cao hơn 1,5 – 2 lần trồng dưa thường.
Dưa có thời gian bảo quản kéo dài, việc tiêu thụ thuận lợi, các thương lái thu mua tại ruộng.
Ở xã này, diện tích trồng dưa lê chất lượng cao vụ sau cao hơn vụ trước.
Có thể bạn quan tâm

Niên vụ thu hoạch cà phê năm nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên không chỉ buồn vì cà phê mất mùa, mất giá… mà còn đứng trước tình cảnh không thuê được nhân công thu hoạch vì khan hiếm.

Hàng năm, cây nhãn phải huy động một lượng dinh dưỡng khá lớn tập trung cho việc ra hoa, nuôi quả nên việc bổ sung dinh dưỡng cho cây là rất cần thiết. Việc chăm bón cần dựa vào tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây; nhu cầu phân bón trong từng giai đoạn sinh trưởng; mục đích sử dụng phân bón.

Tuy chưa thu hoạch hết số cua hiện có nhưng những hộ thực hiện thí điểm mô hình nuôi cua mật độ cao tại xã Lợi An (Trần Văn Thời - Cà Mau) rất hồ hởi vì cua nuôi mau lớn, tỷ lệ hao hụt thấp, khả năng thu lời cao hơn so với cách nuôi truyền thống

Hiện nay, các nhà máy sản xuất mì trong và ngoài tỉnh Đồng Nai đang mua củ mì tươi của nông dân Đồng Nai với giá 3 ngàn đồng/kg, cân tại bàn cân nhà máy, tăng thêm 400 đồng/kg so với cách đây một tuần. Như vậy giá củ mì tươi năm nay cao hơn 2 lần so với năm 2012. Đây là mức giá tăng cao kỷ lục chưa từng có với củ mì tươi.

Những năm gần đây, nghề nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) ở quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) phát triển mạnh, tạo được việc làm cho nhiều nông dân, góp phần hoàn thành mục tiêu an sinh xã hội.