Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Đu Đủ Đài Loan Cho Thu Nhập Cao

Trồng Đu Đủ Đài Loan Cho Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 12/08/2011

Ba năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại thôn Đồng Danh, xã Đức Ninh (Hàm Yên). Trong thôn hiện có 20 hộ trồng, hộ trồng ít nhất 100 cây, hộ nhiều nhất 350 cây. Đây là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác như sắn, ngô… ở những chân đất cao, thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới.

Chúng tôi đến thăm vườn đu đủ của hộ ông Vũ Văn Thuyên, một trong những hộ đầu tiên trong thôn đem giống cây đu đủ này về trồng. Ông cho biết, những năm trước, gia đình ông chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng lúa và trồng sắn, nhưng giá sắn thường xuyên bấp bênh, hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2009, ông Thuyên mạnh dạn trồng cây đu đủ giống Đài Loan với diện tích gần 4.000 m2. Chi phí giống, phân bón, cày bừa làm đất, công chăm sóc khoảng 3 - 4 triệu đồng/1.000 m2 đất. Trong thời gian thu hoạch, định kỳ mỗi tháng 1 lần, ông bón phân cho vườn đu đủ để nuôi trái, với lượng bón 10 - 15 kg phân tổng hợp NPK cho 1.000 m2 đất. Đặc điểm là cây đu đủ không bị mắc sâu bệnh, dễ trồng, phù hợp với đồng đất ở đây.

Đu đủ là cây ăn quả, nhanh cho thu hoạch, chỉ 7 tháng sẽ cho lứa quả đầu tiên, khoảng 4 - 5 ngày thu một đợt. Thời gian từ khi trồng đến khi cây đu đủ hết khả năng cho quả là 18 tháng. Trung bình 1 cây đu đủ cho khoảng 35 - 45 kg quả, có cây cho tới 70 kg quả. Mật độ trồng 150 - 200 cây/1.000 m2. Sau khi thu hoạch, các tư thương đến tận vườn mua quả và đưa đi tiêu thụ tại các thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh. Giá bán đu đủ trung bình 4.000 - 5.000 đồng/kg. Mỗi năm gia đình ông Thuyên thu lãi từ 35 - 40 triệu đồng.

Ông Trần Xuân Hồng, Chủ tịch UBND xã Đức Ninh cho biết: Mô hình trồng đu đủ của thôn Đồng Danh đã cho thấy được hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, xã sẽ mở lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và khuyến khích các hộ nông dân trong xã nhân rộng, đặc biệt là đối với những hộ ít đất sản xuất. Chủ trương của xã luôn tạo mọi điều kiện để giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp để thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng


Có thể bạn quan tâm

Giải Bài Toán Khó Cho Nông Dân Giải Bài Toán Khó Cho Nông Dân

"Nhờ những trợ giúp tích cực của Hội ND, chúng tôi có thêm cơ hội làm ăn tốt hơn, hiểu biết cuộc sống hơn" - ông Lường Văn Hặc, bản Nà Ớt, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, Sơn La, tâm sự.

15/07/2013
Tăng Cường Quản Lý Quy Hoạch Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Phú Yên Tăng Cường Quản Lý Quy Hoạch Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Phú Yên

Tình hình dịch bệnh tại các vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên diễn ra từ nhiều năm qua và hiện vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tái diễn nếu không có giải pháp phòng, chống hiệu quả.

08/03/2013
Tăng Cường Công Tác Quản Lý Việc Nuôi Tôm Biển Ngoài Vùng Quy Hoạch Tăng Cường Công Tác Quản Lý Việc Nuôi Tôm Biển Ngoài Vùng Quy Hoạch

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bình Đại (Bến Tre), trong đó nghề nuôi tôm biển, nhất là hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.

16/07/2013
Trồng Đu Đủ Trái Vụ- Lợi Nhuận Cao Trồng Đu Đủ Trái Vụ- Lợi Nhuận Cao

Anh Bùi Phúc Hải, ở ấp 3 xã Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc) là bộ đội xuất ngũ, gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhà thiếu trước hụt sau. Sau khi tận mắt chứng kiến kết quả trồng đu đủ Thái Lan ruột vàng của ông Hai Thiều (ấp 5, xã Hòa Hội) anh học cách làm theo...

23/06/2013
Nuôi Heo Rừng Ở Phú Quốc Nuôi Heo Rừng Ở Phú Quốc

Gần bến cảng Phú Quốc - Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) có trại chăn nuôi Dương Âu, thuộc ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Vào khoảng năm 2006, ông Dương Âu đem về trại nuôi cá sấu của mình ở ấp Đá Chồng 6 con heo rừng cái và một con đực.

16/07/2013