Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Điều Trên Đất Nuôi Tôm

Trồng Điều Trên Đất Nuôi Tôm
Ngày đăng: 26/06/2012

Anh Đặng Chí Linh là Bí thư Chi đoàn ấp Lung Ngang, xã Tam Giang, huyện Năm Căn (Cà Mau). Linh được đánh giá là Bí thư chi đoàn luôn luôn đi đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế, trong đó, tiêu biểu là mô hình trồng điều trên đất nuôi tôm.

Khi huyện phát động chuyển dịch từ mô hình nuôi tôm truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao và nuôi cua mật độ dày, Đặng Chí Linh cố công mày mò tìm hiểu kỹ thuật sản xuất từ báo, đài và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật. Từ đó, anh mạnh dạn cùng gia đình áp dụng nuôi tôm, cua theo hướng dẫn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Không dừng lại đó, khi tình cờ đi miền Đông, thấy vùng đất Bình Phước nắng nóng gay gắt mà điều vẫn phát triển tốt, Linh xin người quen 2 kg hạt giống về trồng thử nghiệm trên bờ vuông.

Qua 2 năm thử nghiệm, điều cho trái nhưng hạt lại không to. Linh cố tìm hiểu nguyên nhân, được sự hướng dẫn của ngành chuyên môn, vùng đất mặn thường hay thiếu chất kali, Linh bón thử phân cho cây điều và áp dụng tỉa cành sau mùa vụ cho trái.

Vụ thu hoạch vừa qua, 200 gốc điều của Linh thu hơn 850 kg hạt, mỗi cây điều cho hạt từ 15 - 30 kg/vụ, thu nhập trên 24 triệu đồng.

Linh cho biết, đã tiếp tục ươm thêm 50 gốc điều nữa để trồng giáp đất bờ vuông. Theo tìm hiểu, lá điều không có hại đối với tôm, mà trái điều sau khi lấy hạt ngâm trong nước làm giảm độ phèn.

Ba năm qua, sau khi thu hoạch hạt điều, Linh đổ trái xuống vuông tôm để phát huy tác dụng của nó. Ngoài ra, Linh dự định mùa tới, khi thu hoạch hạt điều sẽ ủ thử nghiệm trái điều làm rượu.

Với mô hình trồng điều đầy mới mẻ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, Linh đang vận động đoàn viên trong ấp áp dụng mô hình này. Nếu được nhiều đoàn viên áp dụng trồng điều thì thị trường tiêu thụ càng dễ dàng hơn thay vì giờ thu hoạch phải gởi tận TP Hồ Chí Minh bán.

Anh Huỳnh Việt Triều, Bí thư Huyện đoàn Năm Căn, cho biết, mô hình trồng điều trên đất bờ vuông của anh Đặng Chí Linh sẽ là mô hình kinh tế của thanh niên được chọn làm điểm điển hình để nhân rộng trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tập Huấn Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Quy Trình VietGAP Tập Huấn Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Quy Trình VietGAP

Ngày 29/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức tập huấn lần 2 mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi theo quy trình GAP tại hội trường Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà.

09/09/2013
Nhiều Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Nhiều Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả

Năm 2012, xã Lương Sơn (Ninh Sơn) đã triển khai thí điểm 10 mô hình kinh tế về chăn nuôi, trồng trọt, với tổng kinh phí trên 450 triệu đồng; trong đó có 5 mô hình nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư cùng với nông dân.

29/07/2013
Anh Hồ Tấn Tân Trồng Sen Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Anh Hồ Tấn Tân Trồng Sen Đạt Hiệu Quả Kinh Tế

Năm 2009, anh Tân đầu tư 300 ngàn đồng để trồng sen trên 2 sào ruộng. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, bón phân đúng quy trình nên ruộng sen của anh Tân phát triển nhanh và cho thu hoạch mỗi năm 3 vụ. Sản phẩm thu được từ cây sen như ngó sen, búp sen, hạt sen…

29/07/2013
Chọn Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú Chọn Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú

Cảnh báo của các nhà khoa học, doanh nghiệp về mối nguy hại của con tôm thẻ chân trắng (TTCT), cũng như lợi thế của con tôm sú, đã chứng minh vai trò, tầm quan trọng của con tôm sú đối với sự phát triển của nghề nuôi và xuất khẩu thủy sản. Do vậy, vấn đề đặt ra là Bạc Liêu làm gì để phát huy thế mạnh này và giúp con tôm sú không ngừng nâng cao giá trị.

09/09/2013
Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm

Từ nguồn vốn Chương trình 30a, cơ quan chức năng đã chọn hộ ông Lê Xuân Dũng (ở thôn Minh Xuân, xã Long Mai, huyện Minh Long, Quảng Ngãi) để hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá thác lác cườm.

30/07/2013