Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Điều Trên Đất Nuôi Tôm

Trồng Điều Trên Đất Nuôi Tôm
Ngày đăng: 26/06/2012

Anh Đặng Chí Linh là Bí thư Chi đoàn ấp Lung Ngang, xã Tam Giang, huyện Năm Căn (Cà Mau). Linh được đánh giá là Bí thư chi đoàn luôn luôn đi đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế, trong đó, tiêu biểu là mô hình trồng điều trên đất nuôi tôm.

Khi huyện phát động chuyển dịch từ mô hình nuôi tôm truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao và nuôi cua mật độ dày, Đặng Chí Linh cố công mày mò tìm hiểu kỹ thuật sản xuất từ báo, đài và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật. Từ đó, anh mạnh dạn cùng gia đình áp dụng nuôi tôm, cua theo hướng dẫn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Không dừng lại đó, khi tình cờ đi miền Đông, thấy vùng đất Bình Phước nắng nóng gay gắt mà điều vẫn phát triển tốt, Linh xin người quen 2 kg hạt giống về trồng thử nghiệm trên bờ vuông.

Qua 2 năm thử nghiệm, điều cho trái nhưng hạt lại không to. Linh cố tìm hiểu nguyên nhân, được sự hướng dẫn của ngành chuyên môn, vùng đất mặn thường hay thiếu chất kali, Linh bón thử phân cho cây điều và áp dụng tỉa cành sau mùa vụ cho trái.

Vụ thu hoạch vừa qua, 200 gốc điều của Linh thu hơn 850 kg hạt, mỗi cây điều cho hạt từ 15 - 30 kg/vụ, thu nhập trên 24 triệu đồng.

Linh cho biết, đã tiếp tục ươm thêm 50 gốc điều nữa để trồng giáp đất bờ vuông. Theo tìm hiểu, lá điều không có hại đối với tôm, mà trái điều sau khi lấy hạt ngâm trong nước làm giảm độ phèn.

Ba năm qua, sau khi thu hoạch hạt điều, Linh đổ trái xuống vuông tôm để phát huy tác dụng của nó. Ngoài ra, Linh dự định mùa tới, khi thu hoạch hạt điều sẽ ủ thử nghiệm trái điều làm rượu.

Với mô hình trồng điều đầy mới mẻ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, Linh đang vận động đoàn viên trong ấp áp dụng mô hình này. Nếu được nhiều đoàn viên áp dụng trồng điều thì thị trường tiêu thụ càng dễ dàng hơn thay vì giờ thu hoạch phải gởi tận TP Hồ Chí Minh bán.

Anh Huỳnh Việt Triều, Bí thư Huyện đoàn Năm Căn, cho biết, mô hình trồng điều trên đất bờ vuông của anh Đặng Chí Linh sẽ là mô hình kinh tế của thanh niên được chọn làm điểm điển hình để nhân rộng trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Đầu Tư Thủy Lợi Nội Đồng Phục Vụ Nuôi Tôm Tăng Cường Đầu Tư Thủy Lợi Nội Đồng Phục Vụ Nuôi Tôm

Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có diện tích nuôi thủy sản khá lớn trên 890ha (chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng).

18/03/2014
Hơn 1.000 Ha Nuôi Trồng Thủy Sản Hơn 1.000 Ha Nuôi Trồng Thủy Sản

Năm 2014, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có kế hoạch nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lượng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nước lợ 330 ha, sản lượng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nước ngọt.

18/03/2014
Nhộn Nhịp Tàu Cá Vươn Ra Trường Sa Nhộn Nhịp Tàu Cá Vươn Ra Trường Sa

Sáng 5.2 (tức mùng 6 Tết Giáp Ngọ), hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... đã mở biển, bắt đầu cho mùa khai thác năm mới trên ngư trường Trường Sa.

21/02/2014
Bùn Thải Từ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thủy Sản Không Thuộc Danh Mục Chất Thải Nguy Hại Bùn Thải Từ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thủy Sản Không Thuộc Danh Mục Chất Thải Nguy Hại

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

18/03/2014
Nuôi Ong Mật Bạc Hà Kiếm Bạc Tỉ Trên Cao Nguyên Đá Nuôi Ong Mật Bạc Hà Kiếm Bạc Tỉ Trên Cao Nguyên Đá

Nghề nuôi ong lấy mật từ hoa bạc hà đã có từ lâu ở Đồng Văn cũng như các huyện miền núi của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, người nuôi chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không theo quy trình hợp lý nên sản lượng và chất lượng sản phẩm rất thấp.

21/02/2014