Trồng đậu phụng xen mì cho hiệu quả cao hơn

Để từng bước khắc phục những nhược điểm nêu trên, Sở NN&PTNT, Hội Làm vườn tỉnh đã phối hợp với các địa phương chú trọng công tác thông tin, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác đến nông dân.
Đáng chú ý, biện pháp trồng đậu phụng xen mì đã được áp dụng khá thành công tại nhiều địa phương trong tỉnh; giúp năng suất mì tăng khoảng 15%, tổng giá trị sản phẩm/ha tăng hơn so với trồng mì đơn thuần. Thu hoạch đậu phụng xong lấy toàn bộ thân, cành, lá, gốc, rễ (khoảng 4,5 tấn/ha) vùi lấp xuống đất làm phân xanh, tiếp tục chăm sóc mì đến thu hoạch, đất sẽ giàu mùn và tơi xốp hơn, độ phì và khả năng giữ ẩm cũng tăng lên.
Để trồng đậu phụng xen mì đạt hiệu quả cao, cần làm đất kỹ, bón phân đầy đủ, nhất là bón lót, lên luống để trồng với khoảng cách và mật độ thích hợp. Trên mỗi luống có thể trồng 3 hàng đậu phụng với khoảng cách hàng - hàng 20 - 25cm; hom mì được trồng trên hàng đậu phụng giữa luống với khoảng cách như bình thường. Trỉa đậu phụng trước, trồng hom mì sau, khi đậu phụng ra lá thật mới trồng hom mì để tranh thủ tối đa ánh sáng trong thời kỳ cây mì còn nhỏ.
Nên trồng giống đậu phụng sẻ hoặc mỏ két vì các giống này cây thấp, chịu hạn. Tùy điều kiện cụ thể mà tưới nước bổ sung khi cây bị hạn, tưới theo lứa và tưới ẩm để vừa tiết kiệm nước tưới, nâng cao năng suất cây trồng, tạo điều kiện cho cây mì sinh trưởng phát triển tốt ngay từ thời kỳ đầu để vượt qua mùa nắng hạn. Với những hiệu quả và lợi ích thu được, trồng đậu phụng xen mì sẽ góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất và giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, bảo vệ đất canh tác và thực hiện sản xuất mì bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Nông nghiệp đô thị (NNĐT) Bình Dương thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong thời gian tới, NNĐT sẽ có những bước phát triển mới nhờ các chính sách hỗ trợ tích cực hơn từ các ngành chức năng.

Dọc theo con đường ven biển từ Đức Chánh đến Đức Phong - vùng nuôi tôm tập trung của huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), chúng tôi không còn thấy sự bận rộn, hồ hởi của người dân nơi đây khi các hồ tôm đã cạn nước, trơ đáy mặc dù đang vào vụ nuôi tôm chính trong năm...

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.

Từ một loại cây trồng xen, “núp bóng” dừa để tăng thu nhập, thì nay ca cao đã dần khẳng định chỗ đứng khi giá dừa còn quá bấp bênh.

Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại.