Trồng Đậu Phụng Méo Mặt

Năng suất tụt đã đành, đằng này giá thu mua đậu phụng khô trên thị trường cũng giảm theo tỷ lệ thuận.
Nhìn mấy người buôn khiêng những bao đậu phụng (lạc) khô chất lên xe chở đi, bà Ngô Thị Thu Thủy ở thôn Mông Nghệ Bắc (xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) lắc đầu: “Gần 4 tháng ròng cần mẫn chăm sóc, kết quả thu về là âm cả vốn, hỏi sao mà không nản lòng”.
Bà Thủy cho biết, vụ đông xuân năm ngoái bà tỉa 3 sào đậu phụng quanh khu đất vườn. Nhờ nhiều yếu tố thuận lợi nên vụ đó bà lặt được tổng cộng 360kg đậu phụng khô, bán tại nhà với giá bình quân là 25 ngàn đ/kg, bà kiếm không dưới 9 triệu đồng. Trừ tất cả các khoản chi, bà lãi ròng 5 triệu đồng.
Vụ này, bà Thủy cũng làm ngần ấy diện tích nhưng sản lượng chỉ đạt 180kg đậu phụng khô, giảm một nửa so với trước.
“Sở dĩ năm nay năng suất tụt giảm nghiêm trọng là do khi ruộng đậu phụng đồng loạt ra hoa thì trời mưa lạnh kéo dài nhiều đợt khiến quá trình cây đậu phụng thụ phấn gặp khó khăn nên khi nhổ lên dây nào cũng lưa thưa trái” – bà Thủy nói.
Năng suất tụt đã đành, đằng này giá thu mua đậu phụng khô trên thị trường cũng giảm theo tỷ lệ thuận. Bà Thủy than phiền: “Năm ngoái, thời điểm này, có giá 25 ngàn đ/kg, còn nay dù có nài nỉ mấy thương lái cũng chỉ mua với giá 18 ngàn đ/kg.
Chừ bán hết 180kg đậu đó, tôi thu được hơn 3,2 triệu đ. Trong khi đó, tiền mua hạt giống, phân bón, thuốc BVTV, trả công nhổ và lặt đã tốn hết 4 triệu đồng. Thua lỗ nặng rồi”.
Theo ngành nông nghiệp Quảng Nam, vụ đông xuân năm nay nông dân trên địa bàn tỉnh canh tác tổng cộng 8.620ha đậu phụng.
Tuy nhiên, do nhiều diện tích đậu khi ra hoa, đâm tia gặp thời tiết quá bất lợi nên năng suất bình quân chung toàn tỉnh chỉ đạt 19,01 tạ/ha, giảm 1,1 tạ/ha so với cùng vụ sản xuất năm trước. Sản lượng đạt thấp, trong khi đó giá bán sản phẩm lại giảm mạnh khiến nhà nông xứ Quảng rầu lòng vì mất cả tiền tỷ…
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền làm nghề khai thác ở vùng biển xa bờ của Bình Thuận đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, dịch vụ hậu cần trên biển cho ngư dân (tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thu mua hải sản) vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của những chuyến đánh bắt cũng như ngành thủy sản của địa phương.

Đầu tháng 10-2014, tiến sĩ Thomas Sutton, kiểm dịch viên cao cấp của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ, đã đến Bến Tre và Đồng Tháp để đánh giá lần cuối trước khi cấp mã số vùng trồng nhãn cho nông dân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ.

Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cấp hội nông dân trong tỉnh còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ, thúc đẩy hội viên, nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hội viên với tổ chức hội; đồng thời, củng cố vững chắc hơn vị thế của Hội trong sự phát triển KT - XH của địa phương.

“Ngô năm nay được mùa, khi thu hoạch gia đình tôi phấn khởi lắm. Nhưng khi bán, giá ngô hạt xuống thấp, trừ chi phí đầu tư, lãi thu về chẳng đáng là bao, có hộ trong bản chỉ hòa vốn” - Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Mền, bản Pú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên khi chúng tôi hỏi về vụ ngô xuân hè 2014. Dường như nghịch lý “được mùa mất giá” tái diễn trong nhiều năm qua đặt người nông dân vào cảnh vừa làm vừa lo!

Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1954, đến nay đã có hàng loạt hiệp định thương mại được ký kết và gần đây nhất là ASEAN - Ấn Độ, tránh đánh thuế hai lần. Theo cam kết, từ đầu năm 2014 nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ sẽ giảm dần và cắt bỏ thuế quan từ 5-50%.