Trồng Đậu Phụng Méo Mặt

Năng suất tụt đã đành, đằng này giá thu mua đậu phụng khô trên thị trường cũng giảm theo tỷ lệ thuận.
Nhìn mấy người buôn khiêng những bao đậu phụng (lạc) khô chất lên xe chở đi, bà Ngô Thị Thu Thủy ở thôn Mông Nghệ Bắc (xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) lắc đầu: “Gần 4 tháng ròng cần mẫn chăm sóc, kết quả thu về là âm cả vốn, hỏi sao mà không nản lòng”.
Bà Thủy cho biết, vụ đông xuân năm ngoái bà tỉa 3 sào đậu phụng quanh khu đất vườn. Nhờ nhiều yếu tố thuận lợi nên vụ đó bà lặt được tổng cộng 360kg đậu phụng khô, bán tại nhà với giá bình quân là 25 ngàn đ/kg, bà kiếm không dưới 9 triệu đồng. Trừ tất cả các khoản chi, bà lãi ròng 5 triệu đồng.
Vụ này, bà Thủy cũng làm ngần ấy diện tích nhưng sản lượng chỉ đạt 180kg đậu phụng khô, giảm một nửa so với trước.
“Sở dĩ năm nay năng suất tụt giảm nghiêm trọng là do khi ruộng đậu phụng đồng loạt ra hoa thì trời mưa lạnh kéo dài nhiều đợt khiến quá trình cây đậu phụng thụ phấn gặp khó khăn nên khi nhổ lên dây nào cũng lưa thưa trái” – bà Thủy nói.
Năng suất tụt đã đành, đằng này giá thu mua đậu phụng khô trên thị trường cũng giảm theo tỷ lệ thuận. Bà Thủy than phiền: “Năm ngoái, thời điểm này, có giá 25 ngàn đ/kg, còn nay dù có nài nỉ mấy thương lái cũng chỉ mua với giá 18 ngàn đ/kg.
Chừ bán hết 180kg đậu đó, tôi thu được hơn 3,2 triệu đ. Trong khi đó, tiền mua hạt giống, phân bón, thuốc BVTV, trả công nhổ và lặt đã tốn hết 4 triệu đồng. Thua lỗ nặng rồi”.
Theo ngành nông nghiệp Quảng Nam, vụ đông xuân năm nay nông dân trên địa bàn tỉnh canh tác tổng cộng 8.620ha đậu phụng.
Tuy nhiên, do nhiều diện tích đậu khi ra hoa, đâm tia gặp thời tiết quá bất lợi nên năng suất bình quân chung toàn tỉnh chỉ đạt 19,01 tạ/ha, giảm 1,1 tạ/ha so với cùng vụ sản xuất năm trước. Sản lượng đạt thấp, trong khi đó giá bán sản phẩm lại giảm mạnh khiến nhà nông xứ Quảng rầu lòng vì mất cả tiền tỷ…
Có thể bạn quan tâm

Mùa mưa năm nay đến muộn hơn nên lịch xuống giống các cây trồng cạn ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ chủ yếu sử dụng nước mưa như cây bắp lai, cây đậu đều bị chậm lại. Những trà bắp tỉa đón mưa tại khu vực này mọc không đều, bị chết cây, héo lá; việc bón phân định kỳ không thực hiện được.

Trong mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Ngành Nông Nghiệp khuyến khích và áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến hàng hóa nông – lâm - thủy sản để thúc đẩy sản xuất hàng nông sản chất lượng cao trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, vừa phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, thúc đẩy thương mại-dịch vụ phát triển.

VN là một trong các quốc gia nuôi TCX lớn trên thế giới (sản lượng sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan). Vùng nuôi trọng điểm là ở khu vực ĐBSCL, tập trung ở các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ và các tỉnh ven biển.

Với lợi thế có nhiều sông ngòi, diện tích hồ chứa khá lớn nên nghề nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa ở Nghệ An đã và đang phát triển, góp phần không nhỏ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn, thúc đẩy kinh tế các xã vùng lòng hồ, ven sông phát triển.

Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp dài hơn 119 km đi qua 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, song song với tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Điểm khởi đầu tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang và điểm cuối là thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau. Trong đó, đoạn qua thị xã Ngã Năm dài khoảng 18 km, dọc theo hai bên tuyến Quốc lộ này đang hình thành vùng lúa đặc sản ST và sẽ trở thành con đường lúa thơm đặc sắc của Sóc Trăng