Trồng Đậu Phụng Có Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Cho Năng Suất Cao

Hôm qua 19.8, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quảng Nam và Trường Đại học Nông lâm Huế phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm Phú Ninh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của mô hình “Sản xuất trình diễn giống đậu phụng L23 trên chân đất lúa chuyển đổi có sử dụng chế phẩm sinh học TP phòng trừ bệnh héo rũ” tại cánh đồng Bà Kiên thuộc thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh.
Vụ hè thu 2014 này, Trường Đại học Nông lâm Huế hỗ trợ một số hộ dân ở thôn Dương Đàn trồng giống đậu phụng L23 trên 4ha đất lúa cát pha, trong đó bố trí 0,5ha có sử dụng chế phẩm sinh học TP để phòng trừ bệnh héo rũ. Tại hội thảo, nhiều nông dân địa phương cho biết, toàn bộ ruộng đậu phụng L23 sản xuất khảo nghiệm đều sinh trưởng khá tốt.
Tuy nhiên, tổng số cành/cây và số cành cấp 1/cây của mô hình có sử dụng chế phẩm sinh học cao hơn mô hình không sử dụng chế phẩm.
Đặc biệt, mô hình sử dụng chế phẩm sinh học có tỷ lệ bệnh lở cổ rễ, thối trắng và thối đen cổ rễ thấp hơn mô hình không sử dụng chế phẩm; năng suất thực thu của ruộng đậu phụng sử dụng chế phẩm sinh học TP đạt bình quân khoảng 30 tạ/ha, cao hơn 4 tạ/ha so với ruộng đậu canh tác bình thường.
Có thể bạn quan tâm

Sau một năm vươn khơi vật lộn với sóng dữ, đương đầu với thiên tai, hoạn nạn trên biển, nhiều tàu cá của ngư dân đảo Lý Sơn cũng mang đầy “thương tích”. Tranh thủ những ngày biển động bà con ngư dân lại hối hả đưa tàu lên bờ “làm nước” để chuẩn bị cho những chuyến ra khơi dịp cuối năm.

Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015). Con giống thực hiện mô hình là giống vịt bầu dòng bố, mẹ thuần chủng loại 10 ngày tuổi, được Trạm Khuyến nông huyện ký hợp đồng chuyển giao từ Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên thuộc Viện chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 122,3 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 85,2 triệu đồng.

Có mặt tại cánh đồng xóm Làng Áng, xã Lâu Thượng (Võ Nhai) vào một buổi sáng mùa đông, mặc dù thời tiết rét đậm kèm sương mù dày đặc nhưng để đảm bảo tiến độ sản xuất vụ xuân, nông dân trong xóm vẫn tích cực ra đồng nạo vét kênh mương, cày ải, làm đất...

Để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nông dân, ngay từ đầu tháng 1, Chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện đã chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư gồm: Trên 700 tấn phân bón các loại; 5,5 tấn lúa giống, trong đó, lúa lai 3,5 tấn với các giống chủ yếu là: Syn6, Nhị ưu 838, Bio 404… và trên 20 tấn ngô giống, 100% là giống ngô lai.

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).