Trồng Đậu Phộng Dại Trong Vườn Tiêu

Trong khi nhiều nông dân trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai) còn e ngại khi đưa đậu phộng dại (còn gọi là lạc dại, cỏ lạc, cỏ đậu phộng, cỏ đậu, lạc tiên...) vào trồng xen trong vườn tiêu và các loại cây trồng khác vì nghĩ rằng đậu phộng dại sẽ hút hết chất dinh dưỡng của các loại cây trồng, thì tại vườn tiêu của gia đình ông Hoàng Văn Lập ở ấp Trường An, xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom), đậu phộng dại đã được ông trồng phủ xanh kín cả khu vườn, giúp cho cây tiêu phát triển tốt hơn.
Ông Hoàng Văn Lập cho biết: “Tôi bắt đầu trồng đậu phộng dại trong vườn tiêu từ mùa mưa năm 2009, lúc đầu tôi chỉ trồng thử nghiệm 2 ngàn m2. Tôi nhận thấy trồng đậu phộng dại giúp giữ ẩm cho tiêu, cả tuần không tưới mà cây tiêu vẫn tươi tốt không bị héo. Thấy hiệu quả nên tôi đã trồng hết toàn bộ diện tích vườn 1,5 hécta còn lại vào mùa mưa năm 2010 đến nay”.
Việc trồng đậu phộng dại trong vườn tiêu mang lại rất nhiều lợi ích, bởi cây đậu phộng dại không hút chất dinh dưỡng và không gây hại cho cây khác, trái lại cây đậu phộng dại cải tạo đất rất tốt. Trồng đậu phộng dại cũng giống như trồng dây khoai lang, tỷ lệ sống gần như đạt 100%.
Sau khi trồng khoảng 1 năm, đậu phộng dại phát triển xanh tốt, người trồng tiêu có thể cắt và ủ vào gốc tiêu để giữ độ ẩm và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây tiêu. Kỹ sư Nguyễn Viết Thê, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Trảng Bom, cho biết: “Trồng đậu phộng dại trong vườn tiêu giúp nông dân tiết kiệm được lượng nước ngầm đang ngày một khan hiếm tại địa phương. Hiện chúng tôi đang khuyến cáo nông dân nhân rộng mô hình này”.
Ngoài việc giữ độ ẩm cho đất, tiết kiệm nước tưới vào mùa khô, việc trồng đậu phộng dại còn có một số tác dụng khác, như: tổng hợp chất dinh dưỡng, giúp chuyển đổi đạm khó hấp thu thành đạm dễ hấp thu cung cấp lại cho cây trồng, giúp cải tạo đất, làm đất tơi xốp hơn.
Ngoài ra, đậu phộng dại cũng có thể làm thức ăn cho bò, dê, tăng vẻ mỹ quan cho khu vườn vì lạc dại nở hoa vàng rất đẹp.
Có thể bạn quan tâm

Có thể uống được nước biển với độ mặn lên đến 15‰, tốc độ tăng trọng 1 ngày bằng 3 ngày của vịt bình thường, thịt nhiều và ngon, dễ nuôi…đó là những lời khen của người dân miền Tây đối với loài vịt biển.

Cá bố mẹ được chọn từ các ao nuôi thương phẩm hoặc các ao nuôi cá hậu bị của trại giống. Chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị trầy xước, có trọng lượng khoảng 600 - 1.200 g. Cá có trọng lượng khoảng 700 g có sức sinh sản tốt nhất.

Hiện nay là thời điểm lúa mùa đang sinh trưởng mạnh, đồng thời cũng là giai đoạn khá nhiều loại sâu bệnh hại lúa như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ xít, rầy… phát triển mạnh. Trong hơn 10 ngày qua thời tiết không thuận lợi, liên tục có mưa khiến cho việc phun thuốc phòng trừ không đạt hiệu quả cao. Nhiều địa phương đã xuất hiện sâu bệnh hại lúa với mật độ khá cao, trong đó có huyện Tam Nông.

Vừa qua, đoàn công tác do đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình sâu bệnh hại lúa mùa năm 2015 tại thị trấn Thanh Thủy. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục BVTV.

Cây sâm khúc trúc - tên gọi dân gian được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 trên sườn núi Ngọc Linh. Cây sâm đã được đưa vào chữa trị và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong kháng chiến. Sâm Ngọc Linh cũng có tên từ đó. Là cây dược liệu đặc hữu với nhiều hàm lượng vi chất có trong củ, lá, cành còn nhiều hơn cả sâm Hàn Quốc, được các nhà khoa học thế giới khẳng định. Cây sâm có công dụng bồi bổ sức khỏe, chữa trị nhiều bệnh, phục hồi sức khỏe…