Trồng Chuối Tiêu Hồng Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô Cho Hiệu Quả Cao

Tháng 8/2012, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) phối hợp với xã Hợp Thành triển khai thực hiện mô hình trồng chuối tiêu hồng bằng phương pháp nuôi cấy mô, với 5 hộ tham gia. Mô hình bước đầu gặt hái được nhiều thành công, mở ra hướng đi mới cho nông dân.
Trong thời gian triển khai, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Dương đã cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn các hộ phương pháp trồng, chăm sóc chuối, bón thúc theo đúng quy trình kỹ thuật.
Ông Nguyễn Văn Thắng, ở thôn Trầm, xã Hợp Thành tham gia trồng chuối tiêu hồng trên diện tích 0,8ha, cho biết: “Do giống chuối tiêu hồng được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy mô nên có ưu điểm hơn so với giống chuối tiêu hồng thông thường là sạch bệnh, chất lượng quả thơm, ngon, mẫu mã đẹp, thời gian sinh trưởng ngắn, từ lúc trồng đến khi cho thu hoạch chỉ từ 10 - 11 tháng.
Quả chín có màu vàng sáng, hương vị thơm ngon, khi chín, vỏ vẫn dày và cứng nên ít bị hư hại khi vận chuyển xa. Kỹ thuật trồng chuối đơn giản, vốn đầu tư cũng không cao. Chi phí giống, phân bón cho một sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) chuối tiêu hồng khoảng 3 triệu đồng, thu được khoảng 70-80 buồng/sào, bán với giá 100.000 - 110.000 đồng/buồng, thu lãi từ 3 - 3,5 triệu đồng. Trung bình thu lãi 80 - 90 triệu đồng/ha”.
Bà Đỗ Thị Hưng, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Sơn Dương cho biết: “Chuối tiêu hồng dễ trồng, không tốn công chăm sóc, cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2 lần giống chuối thuần của địa phương. Chuối có chu kỳ sinh trưởng ngắn, mức đầu tư không cao, có thể trở thành cây hàng hóa giúp nông dân thoát nghèo, làm giàu. Thời gian tới, Trạm Khuyến nông huyện sẽ tuyên truyền, nhân rộng mô hình nhằm nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Trồng chuối phủ bạt là biện pháp kỹ thuật mới, sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt plastic, sử dụng 6 cuộn khổ 1,2m x 400m/ha) hạn chế được rệp truyền virus cho cây, hạn chế cỏ dại, ổn định nhiệt độ đất, giữ được độ ẩm đất, khi mưa tránh cho đất bị xói mòn gây tổn thương bộ rễ và phân bị rửa trôi

Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae. Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản lượng khá cao, trung bình có thể đạt năng suất 20-30 tấn/ha

Cây chuối sinh trưởng hàng năm, sinh trưởng nhanh và sản lượng nhiều, đặc điểm khí hậu nước ta nóng và mưa nhiều, nên phân bón rất dễ bị tan chảy. Vì vậy, bón phân cho cây chuối phải bón ít bón đều, phải theo nguyên tắc bón nhiều vào thời kỳ cần thiết.

Chuối là cây thân giả, do bẹ lá hợp thành (còn thân thật chính là "củ" chuối, lại có lá to, thuộc loai lớn nhất trong các loài thảo mộc nhiệt đới), nên diện "cản phong cản vũ" rất lớn, dễ bị xiêu đổ trong mùa mưa bão. Những cây đã bị quật ngã nếu dựng lại cũng bị suy giảm năng suất phẩm chất nông sản, rất dễ bị "thâm rễ thối mầm"...

Cân đối đạm-kali cho chuối có tầm quan trọng đặc biệt, tuy nhiên tỷ lệ canxi và magiê cũng rất quan trọng vì chúng chi phối hiệu lực của kali