Trồng Chuối Tây Giảm Nghèo, Làm Giàu

Những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) có phong trào trồng chuối tây tại các thửa đất đồi bạc màu cho thu nhập cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Toàn xã có trên 400 ha chuối tây, tập trung nhiều tại các thôn: Pác Chài, Khuổi Chán, Đồng Ẻn... Ông Nguyễn Khắc Phi, thôn Pác Chài có 4 ha chuối cho biết, chuối là cây dễ trồng, dễ mọc, không tốn nhiều công chăm sóc, phân bón, ít bị sâu bệnh, rất phù hợp với địa hình đất đồi dốc; trồng sau 10 - 12 tháng có thể thu hoạch quả. Bây giờ nhà ông có trên 3.000 gốc chuối, mỗi năm trừ chi phí còn thu 150 triệu đồng.
Lá chuối còn được tận dụng để gói bánh, nuôi cá trắm cỏ. Thân chuối băm nhỏ trộn với cám gạo, ngô là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Chuối chín còn được chế biến thành rượu có mùi vị đặc trưng được người dân ưa chuộng.
Theo ông Hà Công Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Bình, cây chuối ở vùng này vừa giúp phát triển kinh tế cho người dân bản địa, vừa có tác dụng phủ xanh đất đồi, giữ đất.
Ngoài hộ ông Nguyễn Khắc Phi, nhiều hộ dân nơi đây có thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng, như gia đình anh Trần Văn Hưởng, thôn Pác Chài; gia đình anh Nguyễn Văn Huy, thôn Khuổi Chán…
Từ khi tuyến đường 2C được đầu tư nâng cấp, sửa chữa thì việc giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa của bà con trên địa bàn được thuận lợi rất nhiều. Hàng ngày xã có nhiều xe tải của thương nhân đến thu mua chuối cung cấp cho thị trường miền xuôi cũng như xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Nông sản xuất khẩu Việt Nam vừa liên tiếp nhận tin vui: Sau khi Nga quyết định mở cửa trở lại cho bảy doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, đến lượt Bộ Nông nghiệp Mỹ quyết định từ ngày 6-10, Việt Nam sẽ được xuất khẩu thêm nhãn, vải và có thể sẽ tiếp tục là vú sữa, xoài...

Chiều dần buông trên cao nguyên Mộc Châu tươi đẹp, bà Vũ Thị Đáng (đơn vị 70, Nông trường Mộc Châu) đang bổ những nhát cào vào “núi” thức ăn cao vài mét, rộng vài chục mét vuông tại hố ủ ướp thức ăn chứa trên 400 tấn, để đem bữa tối cho 43 “nàng” bò trong trang trại của mình.

Ngày 4.10, UBND tỉnh Bình Định đã có buổi làm việc với đoàn thủy sản Nhật Bản về việc duy trì, phát triển hoạt động mô hình khai thác, thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương theo chuỗi.

Nhiều đơn vị sản xuất các sản phẩm từ da cá sấu trong nước phải khóc ròng vì thiếu nguồn da để sản xuất, do người nuôi đổ xô bán cá sấu sống cho Trung Quốc.

Cuối tháng 9, giá bột dong riềng tại Bắc Kạn đã tăng thêm khoảng 6.000 đ/kg, giá củ dong tươi tại các vườn cũng đang nhích lên từng ngày, các thương lái đặt mua với giá 1.600 đ/kg, nhiều nông dân cảm thấy tiếc vì năm nay không trồng...