Trồng Chuối Tây Giảm Nghèo, Làm Giàu

Những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) có phong trào trồng chuối tây tại các thửa đất đồi bạc màu cho thu nhập cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Toàn xã có trên 400 ha chuối tây, tập trung nhiều tại các thôn: Pác Chài, Khuổi Chán, Đồng Ẻn... Ông Nguyễn Khắc Phi, thôn Pác Chài có 4 ha chuối cho biết, chuối là cây dễ trồng, dễ mọc, không tốn nhiều công chăm sóc, phân bón, ít bị sâu bệnh, rất phù hợp với địa hình đất đồi dốc; trồng sau 10 - 12 tháng có thể thu hoạch quả. Bây giờ nhà ông có trên 3.000 gốc chuối, mỗi năm trừ chi phí còn thu 150 triệu đồng.
Lá chuối còn được tận dụng để gói bánh, nuôi cá trắm cỏ. Thân chuối băm nhỏ trộn với cám gạo, ngô là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Chuối chín còn được chế biến thành rượu có mùi vị đặc trưng được người dân ưa chuộng.
Theo ông Hà Công Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Bình, cây chuối ở vùng này vừa giúp phát triển kinh tế cho người dân bản địa, vừa có tác dụng phủ xanh đất đồi, giữ đất.
Ngoài hộ ông Nguyễn Khắc Phi, nhiều hộ dân nơi đây có thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng, như gia đình anh Trần Văn Hưởng, thôn Pác Chài; gia đình anh Nguyễn Văn Huy, thôn Khuổi Chán…
Từ khi tuyến đường 2C được đầu tư nâng cấp, sửa chữa thì việc giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa của bà con trên địa bàn được thuận lợi rất nhiều. Hàng ngày xã có nhiều xe tải của thương nhân đến thu mua chuối cung cấp cho thị trường miền xuôi cũng như xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi cá nước chảy có ở hầu khắp các xã huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, mỗi xã lác đác có khoảng chục hộ nuôi. Ở xã Tình Húc nghề nuôi cá nước chảy phát triển quy mô hơn bởi ở đây có nhiều đồi sườn dốc thoai thoải, có khe nước chảy qua thích hợp với nghề nuôi cá nước chảy.

Những ngày gần đây, khi nhiều vùng dưa hấu trong tỉnh Hải Dương đang chuẩn bị được thu hoạch thì gặp mưa lớn liên tiếp, thiệt hại cả về năng suất, chất lượng và giá bán.

Mặc dù đạt được nhiều thành quả trong thời gian qua nhưng nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Tại hội nghị “Nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2007 - 2012 và những định hướng trong thời gian đến” được Sở NN&PTNT Quảng Nam tổ chức vừa qua đã đề ra nhiều giải pháp phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là với đối tượng nuôi chủ lực - tôm thẻ chân trắng.

Vào nhà ông Trần Văn Lèo (60 tuổi), khóm 2, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) chỗ nào cũng tủ lớn nhiều hộc. Thoạt đầu, không hiểu tại sao gia đình ông lại sử dụng nhiều tủ, dạng tủ lưu giữ hồ sơ ở các cơ quan, như vậy? Nhưng có ngờ đâu, mỗi hộc tủ là “khung trời” sinh sống của một con rắn hổ hèo.

Với nguồn vốn Khuyến nông Quốc gia, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã đầu tư thực hiện mô hình nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học, với quy mô 2.500 con vịt siêu thịt, có 5 hộ dân tham gia, tập trung ở các xã: Mỹ Long, Mỹ Hội, Tân Hội Trung và Tân Nghĩa.