Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Chuối Đuổi Nghèo

Trồng Chuối Đuổi Nghèo
Ngày đăng: 20/03/2014

Đến nay, toàn huyện Đông Giang (Quảng Nam) có hơn 450ha trồng chuối chuyên canh, trong đó hơn 300ha trồng tập trung, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Chuối đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, góp phần giúp người dân nơi đây xóa đói giảm nghèo. Anh Zơrâm Thanh Hanh (38 tuổi) - Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã Jơ Ngây dẫn chúng tôi đến vùng chuyên canh chuối mốc ở thôn Bờ Rùa. Zơrâm Thanh Hanh cho biết:

Đầu năm 2009, cùng với vận động đồng bào Cơtu khai hoang hàng trăm ha đất vườn đồi, vườn rừng, Ban quản lý dự án phát triển vùng huyện Đông Giang phối hợp với ngành nông nghiệp, Hội ND địa phương mở nhiều khóa tập huấn hướng dẫn đồng bào kỹ thuật trồng, chăm sóc chuối theo hướng chuyên canh. Ban quản lý dự án phát triển huyện Đông Giang đã đầu tư gần 300 triệu đồng mua hơn 45.000 gốc chuối giống hỗ trợ cho gần 1.000 hộ.

Anh Alăng Cáo (41 tuổi), ở thôn Bờ Rùa, chủ nhân của 3 sào chuối mốc cho biết: “Đây là vùng chuyên canh chuối mốc của thôn với 7 hộ trồng gần 3.000 bụi chuối mốc hơn 3 năm nay. Gia đình mình trồng 400 gốc, bình quân mỗi tháng mình thu trên 800.000 đồng. Ngoài ra, mình bán 2 đợt cây chuối giống, thu về gần 3,5 triệu đồng. Nhà các anh Raphat Nhân, Bling A Thiên, Alăng Dân… cũng có số gốc chuối và thu nhập như mình”.

Chúng tôi đến thôn Kèn (xã Jơ Ngây), hai bên con đường bê tông là những vườn chuối mốc, chuối lùn lặc lè buồng. Già Alăng Nghích (81 tuổi) đang chăm sóc vườn chuối mốc cho biết: “Nhà tôi trồng hơn 200 bụi chuối. Nhờ chuối mà có tôi tiền trang trải chi tiêu trong nhà, các cháu ăn học…”.

Xác định chuối là cây chủ lực phù hợp với địa hình miền núi, năm 2012 huyện Đông Giang xây dựng Đề án phát triển cây chuối hàng hóa giai đoạn 2012-2015 với tổng vốn đầu tư 16.077 triệu đồng. Theo Đề án, đến năm 2015 trên địa bàn huyện trồng 700ha chuối.

Dự án trồng chuối ở Đông Giang đã chứng tỏ hiệu quả, bởi thu nhập cao gấp 8 – 10 lần các loại hoa màu khác. Theo Hội ND huyện Đông Giang, gần 1.000 gia đình trong huyện đã giảm nghèo nhờ chuối.


Có thể bạn quan tâm

Vườn Dừa Mẫu Lớn Vườn Dừa Mẫu Lớn

Từ tháng 8-2012 người dân xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đã tìm thấy hướng ra của cây dừa khi gia nhập “vườn dừa mẫu” giống như cây lúa ở ĐBSCL.

31/10/2012
Giải Pháp Để Con Nghêu Mau Lớn Giải Pháp Để Con Nghêu Mau Lớn

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của các hợp tác xã (HTX) nghêu. Đầu năm 2011, nghêu con và nghêu thịt tại nhiều HTX chết hàng loạt, ở các HTX Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri - Bến Tre), tỷ lệ nghêu chết đến 90% nên sản lượng khai thác năm 2012 rất thấp.

02/11/2012
Thành Công Nhờ Nuôi Bồ Câu, Lợn Siêu Nạc Thành Công Nhờ Nuôi Bồ Câu, Lợn Siêu Nạc

"Trước kia gia đình anh Thủy là một trong những hộ nghèo nhất xã. Nhưng từ ngày anh nuôi chim bồ câu, lợn, gia đình anh trở thành hộ có thu nhập khá trong xã" - ông Lê Thanh Sơn - Chủ tịch Hội ND xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình, cho biết.

03/11/2012
Tỷ Phú Cao Su Xứ Thanh Tỷ Phú Cao Su Xứ Thanh

Với 17 ha cao su, 3 ha luồng, đàn gia súc, gia cầm hàng trăm con, tạo công ăn việc làm cho 15 - 20 lao động địa phương; trừ chi phí mỗi năm thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Đó là mô hình kinh tế trang trại của chàng trai người dân tộc Mường - Quách Văn Tùng, SN 1983 tại thôn 10, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

04/11/2012
BRF-02-AQUAKIT Tại Quy Nhơn BRF-02-AQUAKIT Tại Quy Nhơn

Đầu tháng 3/2000, Phòng NN - PTNN Thành phố phối hợp với Tổng đại lý phân phối BRF-02 AQUAKIT đã tổ chức hội thảo với hơn 80 hộ nuôi tôm ở Quy Nhơn về các mô hình nuôi tôm thí điểm dùng chế phẩm BRF-02 AQUAKIT. Đa số những người tham dự hội thảo đều nhất trí cho rằng với chế phẩm BRF-02 AQUAKIT, nghề nuôi tôm ở Quy Nhơn đang có một triển vọng rất khả quan.

06/11/2012