Trồng Chanh Thu Tiền Tỷ

Nói đến mô hình chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây chanh ở huyện Bến Lức (Long An), phải kể đến anh Phạm Văn Nhuận ở ấp 3, xã Thạnh Hòa là người đi đầu trồng chanh ở huyện với 3,5 ha, thu hơn 1,5 tỷ đồng.
Là vùng đất hoang hóa nhiều năm trong thời chiến tranh nên đất bị nhiễm phèn nặng, mùa nắng nước mặn từ sông Vàm Cỏ Đông tràn vào, mùa mưa nước lũ ở thượng nguồn đổ xuống nên trồng mía thường hay bị ngập úng, năng suất chỉ đạt 45-50 tấn mía cây, giá cả bắp bênh, không hiệu quả. Năm 1999-2000, tỉnh đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng đào đắp hơn 100 km đê bao ngăn lũ dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và nạo vét hệ thông kênh đầu mối, để tưới tiêu và ngăn lũ cho vùng trồng mía, lúa, cây ăn quả huyện Bến Lức. Trong đó xã Thạnh Hòa cũng được kép kín đê bao ngăn lũ không còn bị ngập úng, hệ thống kênh mương được khai thông thông xả phèn.
Năm 2004 Trạm khuyến nông huyện tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật để giúp bà con chuyển đổi cây chanh, anh Phạm Văn Nhuận đã mạnh dạn đầu tư hơn 50 triệu đồng thuê lao động phá gốc mía, đào mương máng cho 3,5 ha và lên từng liếp đất cao hơn mặt ruộng từ 0,4-0,5 mét, dùng tro trấu, vôi bón lên mặt đất từ 1,5 đến 2 tấn/ha để cải tạo lớp phèn nổi lên mặt đất để khi mưa xuống phèn rỏ xuống mương đưa ra sông.
Mỗi ha anh trồng từ 600-650 gốc chanh và chừa khoảng cách 2 mét để cây nhảy nhánh. Sau 18 tháng chanh bắt đầu cho trái, nhưng anh lại không nôn nóng thu hoạch sớm, anh lại tiếp tục chăm sóc thuê lao động cắt nụ, tỉa những nhánh yếu bỏ, cho đất thêm vào gốc và dùng phân hữu cơ bón vào mỗi gốc từ 30-40 kg tao mặt đất xốp dể bắt rể thân cây phát triển mạnh, nhảy ra nhiều nhánh. Đến 25-26 tháng anh mới bắt đầu thu hoạch. Đặc biệt, hàng ngày tưới anh kiểm tra từng nhánh để cắt bỏ bớt nụ đễ nuôi trái to, bán được giá hơn là để nhiều nụ, trái nhỏ giá thấp.
Nhờ vậy, năng suất chanh của anh Phạm Văn Nhuận đạt từ 50-60 tấn/ha, với giá bán tử 6.000-11.000 đồng/kg. Tính từ năm 2006 đến nay anh thu hơn 1,5 tỷ đồng, trở thành tỷ phú vùng đất phèn và được bình chọn sản xuất giỏi nhiều năm của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Công Thừa, chủ nhiệm Hợp tác xã rau Anh Đào (Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết do ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều và nguồn cung giảm, chưa kể chi phí vận tải cũng tăng, khiến giá nhiều mặt hàng rau tăng từ 100-200%.

Vụ tôm đầu năm nay, tỉnh Bình Định thả nuôi gần 2.200 ha diện tích mặt nước. Song nhiều vùng nuôi trọng điểm mới thả giống được 1 tháng rưỡi thì tôm đã lăn đùng ra chết hàng loạt khiến người nuôi hoang mang.

Vụ nuôi tôm xuân – hè 2014, huyện Hoằng Hóa phấn đấu nuôi thả 1.359 ha tôm; trong đó, diện tích thả tôm sú là 1.351 ha, tôm he chân trắng là 8 ha. Từ đầu tháng 4 đến nay, do thời tiết ấm áp, các chủ đầm nuôi tôm đã đấu mối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa để lấy nguồn giống bảo đảm chất lượng vào nuôi thả.

Không phụ thuộc vào con tôm, nhiều năm qua, hội viên Cựu chiến binh (CCB) ấp Truyền Huấn, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn (Cà Mau) áp dụng thành công mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm.

Là mặt hàng thành công nhất trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản năm 2013, nhưng những tháng đầu năm 2014, tôm Việt Nam liên tiếp bị cảnh báo nhiễm kháng sinh và bị bơm Agar, gây ảnh hưởng không tốt trên thị trường.