Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cây Thanh Long Trên Đất Núi

Trồng Cây Thanh Long Trên Đất Núi
Ngày đăng: 15/01/2015

Tại nhiều địa phương của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn, người dân đang trồng cây thanh long. Trước đây, theo quan niệm của nhiều người, loại cây này chỉ phù hợp khí hậu ở miền nam nhưng khi được đưa về trồng ở vùng đất núi, cây thanh long đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thuận (tổ 15 Đồng Thành, thị trấn Bằng Lũng) có khoảng bốn trăm trụ trồng thanh long ruột đỏ và trắng, mỗi trụ cho thu hoạch ổn định mỗi vụ từ 15 đến 20 kg. Đến kỳ thu hoạch, thương lái vào tận vườn thu mua. Mỗi kg được giá 40 nghìn đồng, một năm gia đình ông Thuận thu về cả trăm triệu đồng. Đây là số tiền lớn đối với một hộ dân ở miền núi phía bắc. Các hộ dân cho biết, với ưu điểm thanh long quả to, ngọt, thu mua tận gốc, không phải qua xử lý chất bảo quản cho nên số thanh long các hộ trồng trên địa bàn không đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường.
Ông Thuận chia sẻ kinh nghiệm: Trước khi trồng phải dựng cột bê-tông làm trụ đỡ, mỗi trụ chiều rộng, chiều dài cách nhau khoảng 3m.
Cây thanh long là cây chịu hạn tốt, thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, độ đường trong quả thanh long tăng khi trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng cao, lý tưởng nhất là trồng hướng nam và đông nam.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho thời kỳ ra hoa, đậu quả thì cần phải cung cấp nước đầy đủ cho cây, làm sạch cỏ chung quanh gốc, một năm bón ba lần phân (sau khi kết thúc thu hoạch của năm trước; thời kỳ trước khi ra hoa, đậu quả; trong thời kỳ ra hoa, đậu quả).
Trong thời gian cây thanh long chưa khép tán, có thể tận dụng quỹ đất trồng xen một số loại cây hoa màu. Từ khi hoa thụ phấn, đậu quả đến khi thu hoạch khoảng 22 đến 25 ngày. Một năm, cây ra bốn lứa quả, thời gian cho quả kéo dài từ sáu đến bảy tháng (bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12).


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Tìm Cách Giảm Chi Phí Trong Chăn Nuôi Heo Nông Dân Tìm Cách Giảm Chi Phí Trong Chăn Nuôi Heo

Với giá heo hơi hiện nay thì người chăn nuôi mới huề vốn, chưa có lãi. Chính vì vậy, các trang trại chăn nuôi đã phải tính toán tận dụng nguồn thức ăn sẵn có để giảm chi phí đầu vào. Cách phối trộn thức ăn đơn giản là kết hợp giữa cám đóng gói và bắp, khoai mỳ, tấm gạo…

16/08/2013
Điểm Tựa Cho Nhà Nông Điểm Tựa Cho Nhà Nông

Với mục đích phát hiện sâu bệnh trên cây trồng và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ, chăm bón hiệu quả, Chi cục BVTV Hưng Yên đã tiến hành thành lập 5 bệnh xá cây trồng. Tuy mới đi vào hoạt động, song bước đầu mang lại hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, được nông dân đồng tình ủng hộ. Đặc biệt, các hoạt động của bệnh xá được hỗ trợ miễn phí cho nông dân.

16/08/2013
Nỗi Niềm Thương Hiệu Sầu Riêng Khánh Sơn Nỗi Niềm Thương Hiệu Sầu Riêng Khánh Sơn

Trong khi Khánh Sơn (Khánh Hòa) còn đang tìm giải pháp để chấm dứt tình trạng vàng thau lẫn lộn giữa sầu riêng Khánh Sơn với sầu riêng mạo danh, thì giờ đây, thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn lại có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng hóa chất ép trái chín nhanh đang diễn ra tràn lan.

16/08/2013
Khuyến Cáo Dân Không Nuôi Chồn Nhung Đen Khuyến Cáo Dân Không Nuôi Chồn Nhung Đen

Theo Cục Chăn nuôi, hiện đầu ra cho chồn nhung đen chưa có, trong khi xuất hiện những cá nhân trục lợi theo kiểu bán hàng đa cấp đã đẩy giá của 1 đôi chồn nhung đen lên lên tới 3-4 triệu đồng (trong khi giá trị thực chỉ khoảng 300.000 - 400.000 đồng).

16/08/2013
Phòng Dịch Tốt Không Sợ Thất Bại Phòng Dịch Tốt Không Sợ Thất Bại

Trong khi các trang trại chăn nuôi gia cầm trong vùng đang điêu đứng vì dịch bệnh, thì trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Đức Lập ở thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội không chỉ đứng vững, mà còn có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

16/08/2013