Trồng cây che bóng giúp cây chè sinh trưởng tốt

Bên cạnh đó, do chè là cây ưa ánh sáng tán xạ, không chịu ánh nắng trực tiếp nên nắng nóng, nhiệt độ cao sẽ khiến chè khó phát triển. Giải pháp tốt nhất là trồng các loại cây che bóng cho cây chè, đặc biệt là lựa chọn các loại cây có độ che phủ rộng, lá nhỏ như muồng lá kim, xoan vừa tạo độ râm mát đồng thời vẫn đảm bảo ánh sáng cho cây chè sinh trưởng. Qua khảo nghiệm, đánh giá thì những đồi chè có trồng cây che bóng thường cho năng suất cao hơn từ 10% đến 15% so với những đồi chè không có cây che bóng.
Trồng cây che bóng cho chè thực ra không phải là giải pháp kỹ thuật mới. Biện pháp này đã được phổ biến từ lâu, được nhiều công ty như Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền, Công ty chè Phú Đa áp dụng cho các đồi chè của công ty. Ông Trần Chí Phương, công nhân của Công ty chè Đoan Hùng, thuộc Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền khẳng định: Gia đình tôi có 1,4ha chè, dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, tôi trồng cây che bóng cho chè với mật độ khoảng 350 cây xoan đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Thời gian nắng nóng đỉnh điểm vừa qua, những hộ không thể thu hoạch được chè nguyên liệu do cây ngừng sinh trưởng. Ngoài ra, cứ theo chu kỳ thu hoạch thì từ 7-8 năm tôi lại đốn xoan, bán cũng được thêm khoảng 40, 50 triệu đồng tiền gỗ nên cũng có thêm khoản thu nhập để trang trải.
Việc trồng cây che bóng cho chè mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng nhưng vẫn còn khá nhiều hộ, đặc biệt là diện tích chè của các hộ tự trồng không thích trồng. Nguyên nhân chủ yếu là do họ sợ các loại cây che bóng sẽ tranh chấp chất dinh dưỡng với cây chè. Ngoài ra, hiện nay đại đa số các hộ khi thu hoạch đều dùng máy, lá cây rụng xuống sẽ lẫn với chè, khó loại bỏ, các cành mọc lan, thấp cũng ảnh hưởng đến việc di chuyển….
Mới đây, lãnh đạo ngành NN&PTNT đã đề nghị các địa phương có diện tích chè lớn khuyến khích bà con nên tăng cường trồng các loại cây che bóng cho chè để đảm bảo cho chè sinh trưởng ổn định, giữ được năng suất, cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tránh thiệt hại kinh tế cho chính các hộ trồng chè.
Có thể bạn quan tâm

Đối với những hộ nông dân xã Chiềng Đông, quanh năm lam lũ trồng lúa, cây ngô, cây sắn thì đây là lần đầu áp dụng hình thức chăn nuôi bán công nghiệp nên không ít bỡ ngỡ. Với tổng số tiền 270 triệu đồng dành cho mô hình, Trạm đã cấp 2.000 con gà giống; mỗi hộ được cấp 50 con gà giống (nhập từ Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên), 40 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, thức ăn cám công nghiệp, thuốc và vắc xin phòng bệnh.

Sau hơn 1 năm “thử lửa”, cây cao su từng bước đã phủ xanh trên huyện vùng cao Tây Trà (Quảng Ngãi). Mặc dù mới “nhập cư” trên vùng đất này nhưng cây cao su đã thực sự mở ra hướng đi mới cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại niềm hy vọng nâng cao đời sống cho bà con đồng bào Cor Tây Trà.

Sau 2 năm thực hiện chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống và tập huấn kỹ thuật trồng nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con một số xã trong huyện Điện Biên, giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, đến nay mô hình trồng nấm hộ gia đình theo hướng dẫn của Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã phát huy hiệu quả.

Từ năm 2010, giống thanh long này mới được một số gia đình ở huyện Xuyên Mộc đưa về trồng thử đến nay đã phát triển ra nhiều hộ trồng với quy mô lớn. Nhìn chung, giống thanh long “Long Định 1” thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh, sinh trưởng tốt, ra hoa tập trung và có tỷ đậu trái cao, chất lượng hơn hẳn giống thanh long thông thường.

Một hai năm trở lại đây, tình hình xuất khẩu ở tỉnh không thuận, nhất là ở nhóm hàng nông, thủy sản. Việc sụt giảm kim ngạch, gián đoạn thị trường hoặc mất thị trường đã xảy ra.