Trồng cây che bóng giúp cây chè sinh trưởng tốt

Bên cạnh đó, do chè là cây ưa ánh sáng tán xạ, không chịu ánh nắng trực tiếp nên nắng nóng, nhiệt độ cao sẽ khiến chè khó phát triển. Giải pháp tốt nhất là trồng các loại cây che bóng cho cây chè, đặc biệt là lựa chọn các loại cây có độ che phủ rộng, lá nhỏ như muồng lá kim, xoan vừa tạo độ râm mát đồng thời vẫn đảm bảo ánh sáng cho cây chè sinh trưởng. Qua khảo nghiệm, đánh giá thì những đồi chè có trồng cây che bóng thường cho năng suất cao hơn từ 10% đến 15% so với những đồi chè không có cây che bóng.
Trồng cây che bóng cho chè thực ra không phải là giải pháp kỹ thuật mới. Biện pháp này đã được phổ biến từ lâu, được nhiều công ty như Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền, Công ty chè Phú Đa áp dụng cho các đồi chè của công ty. Ông Trần Chí Phương, công nhân của Công ty chè Đoan Hùng, thuộc Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền khẳng định: Gia đình tôi có 1,4ha chè, dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, tôi trồng cây che bóng cho chè với mật độ khoảng 350 cây xoan đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Thời gian nắng nóng đỉnh điểm vừa qua, những hộ không thể thu hoạch được chè nguyên liệu do cây ngừng sinh trưởng. Ngoài ra, cứ theo chu kỳ thu hoạch thì từ 7-8 năm tôi lại đốn xoan, bán cũng được thêm khoảng 40, 50 triệu đồng tiền gỗ nên cũng có thêm khoản thu nhập để trang trải.
Việc trồng cây che bóng cho chè mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng nhưng vẫn còn khá nhiều hộ, đặc biệt là diện tích chè của các hộ tự trồng không thích trồng. Nguyên nhân chủ yếu là do họ sợ các loại cây che bóng sẽ tranh chấp chất dinh dưỡng với cây chè. Ngoài ra, hiện nay đại đa số các hộ khi thu hoạch đều dùng máy, lá cây rụng xuống sẽ lẫn với chè, khó loại bỏ, các cành mọc lan, thấp cũng ảnh hưởng đến việc di chuyển….
Mới đây, lãnh đạo ngành NN&PTNT đã đề nghị các địa phương có diện tích chè lớn khuyến khích bà con nên tăng cường trồng các loại cây che bóng cho chè để đảm bảo cho chè sinh trưởng ổn định, giữ được năng suất, cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tránh thiệt hại kinh tế cho chính các hộ trồng chè.
Có thể bạn quan tâm

Cũng như nhiều hộ dân khác ở ấp 2, xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), gia đình ông Nguyễn Ngọc Thành trước đây chỉ chuyên canh cây lúa. Đến năm 2011, Chi bộ ấp 2 vận động triển khai thực hiện mô hình trồng sen, đồng thời được chính quyền địa phương hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, gia đình ông Nguyễn Ngọc Thành đã tham gia thực hiện mô hình xen canh lúa sen với diện tích 7.000 m2.

Huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là huyện chuyên sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Toàn huyện có 1.038 ha nuôi tôm thâm canh và 2.046 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, trong đó, xã Phú Tân là xã chuyên ngư có 410 ha nuôi tôm thâm canh, 2006 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến; xã Phú Đông có 280 ha nuôi thủy sản.

Những năm gần đây, nhiều bà con nông dân ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn trái. Trong đó, xoài cát Hòa Lộc luôn được người dân ưu tiên lựa chọn.

Ngày 24.7, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) tổ chức thả 20 nghìn con cá giống điêu hồng tại 4 lồng bè nuôi cá thí điểm tại khu vực đập phụ, cửa xả nước Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc thôn 3, xã Trà Đốc).

Chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) là biện pháp đang được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng trước tình hình các loại dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp. Những nguyên tắc đơn giản của phương pháp chăn nuôi ATSH có thể áp dụng đa dạng với quy mô từ nhỏ đến lớn.