Trồng Cam Xoàn Thu Lãi Hơn 500 Triệu Đồng/ha Tại Đồng Tháp

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sang trồng cây có hiệu quả đang được huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp tập trung thực hiện.
Theo đó, những diện tích cây trồng cho năng suất, thu nhập kém như ổi, chuối, nhãn, hoa màu, cây đai (bố)… được chuyển sang trồng cam xoàn.
Cây cam xoàn có vị ngọt thanh, nhiều nước, bình quân 4-5 trái/kg, màu da hơi vàng khi chín. Kết quả cho thấy, bình quân mỗi hécta cam xoàn từ 4-8 tuổi mỗi năm cho lãi hơn 500 triệu đồng.
Anh Thái Minh Tân, Bí thư xã Tân Khánh Trung - nơi đang trồng hơn 200ha cam các loại, trong đó hơn 50% diện tích trồng cam xoàn - cho biết, hiện tại địa phương, cây cam xoàn đang phát triển mạnh, và thu hoạch sau 2-3 năm. Đây là loại cây dễ trồng nếu được chăm sóc kỹ.
Bên cạnh đó, Tân Khánh Trung cũng là vùng đất màu mỡ, gần nguồn nước ngọt dồi dào thích hợp với cây trồng này. Vì vậy, xã đang khuyến khích bà con chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cam xoàn.
Hiện thương lái đến tận vườn đặt cọc mua cam xoàn với giá từ 35.000-42.000 đồng/kg. Địa phương có định hướng xây dựng vùng trồng cam chuyên canh và đăng ký thương hiệu. Đồng thời việc tổ chức điểm du lịch miệt vườn, thưởng thức vị ngọt thanh của loại trái cây cam xoàn cũng được tính tới.
Anh Nguyễn Thanh Phương, ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung trồng 1ha cam xoàn, trong đó gần 0,5ha đang cho trái. Cây cam xoàn anh trồng từ 5-8 tuổi, mỗi cây thu hoạch khoảng 100kg quả, gấp đôi so với năng suất bình thường. Cam xoàn ra hai mùa trong năm, mùa nghịch và mùa thuận. Mỗi hécta anh trồng 600 cây.
Hiện với 0,5ha cho trái, thương lái đến tận vườn mua giá 42.000 đồng/kg, trừ chi phí, anh lãi hơn 500 triệu đồng.
Anh Phương được xã, huyện chọn là nông dân sản xuất giỏi. Ngoài thu hoạch quả, anh còn nhân giống cam xoàn sạch bệnh cung cấp cho bà con trong xã.
Trước hiệu quả phát triển của cây cam xoàn, địa phương đã đầu tư, xây dựng hệ thống đê bao, cống đập hoàn chỉnh đảm bảo tiêu úng trong mùa mưa và chống ngập trong mùa lũ và định hướng việc đăng ký thương hiệu, liên kết chặt chẽ với thương lái kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, tại các vùng nông thôn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho người dân chưa đạt được yêu cầu đề ra. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó khá nhiều hộ nông dân nghèo gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi làm thủ tục xin giấy CNQSDĐ.

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.

Có tiếng là nơi cây tiêu sống bền nhờ ít bệnh vì đất đai, nguồn nước phù hợp nên từ khi giá tiêu tăng cao thì xã Lộc An (Lộc Ninh - Bình Phước) đã trở thành địa chỉ đỏ để nông dân tìm về mua giống. Đó cũng là nguyên nhân diện tích hồ tiêu ở Lộc An tăng vọt. 1 tỷ đồng/ha đất đỏ trồng tiêu là cơn sốt tăng giá đất hay chỉ là giá ảo thời hoàng kim của hồ tiêu ở Lộc An!?

Tỉnh Phú Yên đang triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển, trong đó chú trọng phát triển bền vững ngành thủy sản gắn với bảo vệ môi trường nước, góp phần thực hiện thành công chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Vừa qua, Sở KH&CN Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Thử nghiệm sản xuất giống và con lai thương phẩm gà Grimaud, vịt chuyên thịt M14 tại Hải Phòng”. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng chủ trì thực hiện đề tài.