Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cam Sành Không Hạt Hướng Đến Xuất Khẩu

Trồng Cam Sành Không Hạt Hướng Đến Xuất Khẩu
Ngày đăng: 02/03/2015

Hiện Hậu Giang có gần 10.000 ha cam sành, chủ yếu tập trung ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành.

Trung tâm khuyến nông tỉnh Hậu Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành hỗ trợ cho các hộ dân trong huyện trồng thí điểm 4.000 cây cam sành không hạt.

Đây là những cây cam sành được nhân giống từ 100 cây cam sành không hạt đầu dòng mà trước đó Trung tâm khuyến nông tỉnh đã nhận về từ Viện Cây ăn quả miền Nam.

Việc triển khai để nông dân trong tỉnh trồng thí điểm giống cam sành không hạt nhằm từng bước thay thế cho giống cam sành có hạt đang bị thoái hóa, nhiễm bệnh nhiều, đồng thời hướng tới thị trường xuất khẩu.

Trong thời gian qua, nông dân tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận rất cao từ cây cam sành có hạt. Bình quân mỗi ha cam sành vào giai đoạn cho trái rộ có thể giúp cho nhà vườn thu nhập 700 đến 800 triệu đồng/năm, có hộ lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, nhiều nhà vườn trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí đốn bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cam sành.

Hiện Hậu Giang có gần 10.000 ha cam sành, chủ yếu tập trung ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành. Tuy nhiên do sự chuyển đổi sang trồng cam sành diễn ra nhanh thành phong trào tự phát, trong khi quy trình canh tác của nhiều nông dân chưa đáp ứng kỹ thuật như: lên liếp thấp, chuẩn bị đất chưa tốt, quản lý dịch bệnh chưa đúng cách, mật độ trồng dày, mặt khác do nhiều nông dân đổ xô trồng cam sành, gây khan hiếm cây giống nên nhiều bà con phải mua cây giống trôi nổi được ghép, bo từ cây đã nhiễm bệnh.

Đây chính là những nguyên nhân khiến cho thời gian gần đây hàng ngàn ha cam sành trong tỉnh bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh, trong đó, có gần 2.000 ha bị nhiễm hơn 70%, hơn 3.000 ha bị nhiễm từ 30 đến 70%. Ông Nguyễn Văn Trương, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết:

“Hiện cam sành không có hạt chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa. Chúng tôi đang tổ chức sản xuất để hướng tới thị trường xuất khẩu. Nếu có khả năng chúng tôi sẽ nhân rộng việc trồng cam sành này”.


Có thể bạn quan tâm

Hải sản miền Trung lại điệp khúc được mùa, rớt giá Hải sản miền Trung lại điệp khúc được mùa, rớt giá

Đang chính vụ khai thác, nhưng không khó để bắt gặp cảnh tàu thuyền đánh bắt xa bờ của ngư dân miền Trung nằm bờ san sát. Nhiều đội tàu thiếu bạn thuyền hàng tháng trời vì chi phí không bù lỗ nổi.

03/09/2015
Hàng Việt nguy cơ lép vế khi hội nhập do quá nhiều khâu trung gian Hàng Việt nguy cơ lép vế khi hội nhập do quá nhiều khâu trung gian

Mặc dù hàng Việt hiện đã có chỗ đứng nhất định trong các cơ sở phân phối ở Việt Nam nhưng nhiều ý kiến chuyên gia nhận định con số này chưa thực sự bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng như hiện nay.

03/09/2015
Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam

Giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng năm 2015 theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2014.

03/09/2015
Tràn lan dùng chất cấm nuôi lợn Tràn lan dùng chất cấm nuôi lợn

Tình trạng lạm dụng dùng chất cấm trong chăn nuôi đang ở mức báo động, đặc biệt là ở khu vực phía Nam. Nhiều “ông lớn” trong ngành sản xuất cám, chăn nuôi đã bị bêu tên lần này...

03/09/2015
Thanh long đổ đống ở Sài Gòn bán rẻ như cho Thanh long đổ đống ở Sài Gòn bán rẻ như cho

Đang chính vụ nhưng thương lái Trung Quốc giảm thu mua vì tỷ giá biến động khiến nông sản này bị bán rẻ như cho.

03/09/2015