Trồng Cam Sành Không Hạt Hướng Đến Xuất Khẩu

Hiện Hậu Giang có gần 10.000 ha cam sành, chủ yếu tập trung ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành.
Trung tâm khuyến nông tỉnh Hậu Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành hỗ trợ cho các hộ dân trong huyện trồng thí điểm 4.000 cây cam sành không hạt.
Đây là những cây cam sành được nhân giống từ 100 cây cam sành không hạt đầu dòng mà trước đó Trung tâm khuyến nông tỉnh đã nhận về từ Viện Cây ăn quả miền Nam.
Việc triển khai để nông dân trong tỉnh trồng thí điểm giống cam sành không hạt nhằm từng bước thay thế cho giống cam sành có hạt đang bị thoái hóa, nhiễm bệnh nhiều, đồng thời hướng tới thị trường xuất khẩu.
Trong thời gian qua, nông dân tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận rất cao từ cây cam sành có hạt. Bình quân mỗi ha cam sành vào giai đoạn cho trái rộ có thể giúp cho nhà vườn thu nhập 700 đến 800 triệu đồng/năm, có hộ lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, nhiều nhà vườn trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí đốn bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cam sành.
Hiện Hậu Giang có gần 10.000 ha cam sành, chủ yếu tập trung ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành. Tuy nhiên do sự chuyển đổi sang trồng cam sành diễn ra nhanh thành phong trào tự phát, trong khi quy trình canh tác của nhiều nông dân chưa đáp ứng kỹ thuật như: lên liếp thấp, chuẩn bị đất chưa tốt, quản lý dịch bệnh chưa đúng cách, mật độ trồng dày, mặt khác do nhiều nông dân đổ xô trồng cam sành, gây khan hiếm cây giống nên nhiều bà con phải mua cây giống trôi nổi được ghép, bo từ cây đã nhiễm bệnh.
Đây chính là những nguyên nhân khiến cho thời gian gần đây hàng ngàn ha cam sành trong tỉnh bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh, trong đó, có gần 2.000 ha bị nhiễm hơn 70%, hơn 3.000 ha bị nhiễm từ 30 đến 70%. Ông Nguyễn Văn Trương, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết:
“Hiện cam sành không có hạt chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa. Chúng tôi đang tổ chức sản xuất để hướng tới thị trường xuất khẩu. Nếu có khả năng chúng tôi sẽ nhân rộng việc trồng cam sành này”.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa ký thỏa thuận với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ thực hiện 2 chương trình hợp tác kỹ thuật mới: Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái.

Ngày 22-7 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị đánh giá lại kết quả sau 2 năm triển khai đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt.

Ngày 6-8, thông tin từ Bộ NN-PTNT cho biết, đã ban hành “Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật trồng, nhân giống, chăm sóc, thu hái trái và sơ chế hạt cây mắc ca”. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho cây mắc ca phát triển tại Việt Nam.

Hòn Khói, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) không chỉ nổi danh với những cánh đồng muối lớn nhất miền Trung, mà còn là điểm du lịch có tiếng...

Walmart sẽ nhập khẩu phân phối các loại sản phẩm cá tra trong toàn hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Mỹ.