Trồng Cam Sành Không Hạt Hướng Đến Xuất Khẩu

Hiện Hậu Giang có gần 10.000 ha cam sành, chủ yếu tập trung ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành.
Trung tâm khuyến nông tỉnh Hậu Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành hỗ trợ cho các hộ dân trong huyện trồng thí điểm 4.000 cây cam sành không hạt.
Đây là những cây cam sành được nhân giống từ 100 cây cam sành không hạt đầu dòng mà trước đó Trung tâm khuyến nông tỉnh đã nhận về từ Viện Cây ăn quả miền Nam.
Việc triển khai để nông dân trong tỉnh trồng thí điểm giống cam sành không hạt nhằm từng bước thay thế cho giống cam sành có hạt đang bị thoái hóa, nhiễm bệnh nhiều, đồng thời hướng tới thị trường xuất khẩu.
Trong thời gian qua, nông dân tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận rất cao từ cây cam sành có hạt. Bình quân mỗi ha cam sành vào giai đoạn cho trái rộ có thể giúp cho nhà vườn thu nhập 700 đến 800 triệu đồng/năm, có hộ lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, nhiều nhà vườn trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí đốn bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cam sành.
Hiện Hậu Giang có gần 10.000 ha cam sành, chủ yếu tập trung ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành. Tuy nhiên do sự chuyển đổi sang trồng cam sành diễn ra nhanh thành phong trào tự phát, trong khi quy trình canh tác của nhiều nông dân chưa đáp ứng kỹ thuật như: lên liếp thấp, chuẩn bị đất chưa tốt, quản lý dịch bệnh chưa đúng cách, mật độ trồng dày, mặt khác do nhiều nông dân đổ xô trồng cam sành, gây khan hiếm cây giống nên nhiều bà con phải mua cây giống trôi nổi được ghép, bo từ cây đã nhiễm bệnh.
Đây chính là những nguyên nhân khiến cho thời gian gần đây hàng ngàn ha cam sành trong tỉnh bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh, trong đó, có gần 2.000 ha bị nhiễm hơn 70%, hơn 3.000 ha bị nhiễm từ 30 đến 70%. Ông Nguyễn Văn Trương, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết:
“Hiện cam sành không có hạt chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa. Chúng tôi đang tổ chức sản xuất để hướng tới thị trường xuất khẩu. Nếu có khả năng chúng tôi sẽ nhân rộng việc trồng cam sành này”.
Có thể bạn quan tâm

Chưa năm nào trái cây lại nhiều và rẻ như năm nay. Khắp các chợ, trái cây nhiều ê hề, ngon và đẹp bày ra trước mắt người tiêu dùng nhưng sức mua không tăng khiến giá các loại trái cây liên tục giảm mạnh.

Trong đó, Khánh Hòa có 169 hang, Bình Định 16, Quảng Nam 9, Quảng Bình 4, Quảng Ngãi 3, Phú Yên 13, Ninh Thuận 9, Côn Đảo 14... Khánh Hòa là tỉnh có số lượng quần thể chim yến đảo lớn nhất nước. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ với nhiều hang động có cấu trúc phù hợp để chim yến sinh sống.

Chương trình bò giống tặng đồng bào nghèo nơi biên giới do Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đến với đồng bào xã Tam Gia, huyện Lộc Bình đúng vào lúc nhân dân vừa thu hoạch lúa mùa. Cùng với niềm vui được mùa, niềm vui có bò giống như nhân lên lan tỏa khắp núi rừng biên giới. Ước mơ thoát nghèo sắp thành hiện thực.

Khoảng 1 tuần qua, nông dân tại nhiều xã như: Tam Phước, Tam Lộc, Tam Thành... bước vào thu hoạch rộ dưa hấu trên đồng. Những ngày đầu vụ, giá dưa hấu chỉ ở mức 1.000 - 1.500 đồng/kg khiến nông dân không khỏi bất an.

Chiều 29-6, ông Nguyễn Thanh Hùng - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết chỉ trong vụ hè thu năm nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ký hợp đồng tiêu thụ lúa của các HTX và nông dân hơn 10.000ha, tương đương 650.000 tấn lúa hàng hóa.