Trồng Cam Sành Cho Thu Nhập Cao

Mô hình trồng cam sành của gia đình ông Trần Đắc Thắng, thôn Đầm Hồng 2, xã Ngọc Hội (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập trung bình trên 100 triệu đồng/năm.
Ông Thắng cho biết, cây cam sành đã được trồng ở xã Ngọc Hội từ những năm 70 của thế kỷ trước. Cây cam sành trên đất Ngọc Hội mọng nước, vị ngọt, có mùi thơm dịu nhưng giống cây trồng này chưa mang lại hiệu quả kinh tế, bởi đa số các hộ dân chỉ trồng vài cây để phục vụ nhu cầu của gia đình, chưa phát triển thành quy mô vườn cây ăn quả.
Từ năm 1999, gia đình ông mạnh dạn cải tạo mảnh vườn tạp để trồng cây cam sành giống địa phương. Từ 30 cây cam sành ban đầu, đến nay vườn cam sành của gia đình ông đã tăng lên 200 gốc. Trung bình mỗi năm gia đình ông thu về từ 5 đến 7 tấn quả, giá bán từ 12.000 - 25.000 đồng/kg.
Ông Thắng chia sẻ, trồng và chăm sóc cây cam sành không khó nhưng phải là người tâm huyết mới làm được. Ông thường xuyên theo dõi vườn cam để chủ động phát hiện sớm sâu bệnh gây hại cho cây, có biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả. Ngoài việc hạn chế tối đa phun thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, ông chỉ sử dụng phân hữu cơ bón cho cây cam.
Nhờ đó giảm tình trạng đất bạc màu nhanh, vườn cam duy trì năng suất ổn định, mẫu mã quả đẹp, đặc biệt là kéo dài thời gian thu hoạch quả từ tháng 11 (âm lịch) năm trước đến tháng 1 (âm lịch) năm sau nên quả cam vừa dễ bán, vừa được giá.
Những năm gần đây, cam sành sạch rất được người tiêu dùng ưa chuộng nên hàng năm, ông đều có các khách quen đến đặt mua cam. Vụ cam năm 2013 vừa qua, gia đình ông thu 5 tấn quả, giá bán tại vườn là 25.000 đồng/kg nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Kể từ khi bệnh vàng lá gân xanh xuất hiện đến nay, những vườn cam sành bạt ngàn nằm ven các con lộ nông thôn chạy qua địa bàn các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy ngày nào đã nhanh chóng thay màu lá mới, khi màu xanh tươi tốt dần biến mất và để lại một màu vàng nhạt nhẽo ngoài mong đợi.

Ban đầu do chưa biết kỹ thuật nuôi nên ông đã mày mò tìm hiểu từ sách báo, và dần dà ông cũng biết cách chăn nuôi. Vì vậy, chỉ 6 tháng sau, gà đã cho lợi nhuận từ trứng hàng ngày. Thấy có thể thoát nghèo từ nuôi gà, ông mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng vay 100 triệu đồng về xây chuồng trại và nhân đàn gà lên 2000 con.

Khi đánh giá về tác động sản xuất vụ đông, đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê thẳng thắn trao đổi: Quá trình sản xuất nhiều năm cho thấy, diễn biến thời tiết sản xuất vụ đông thường phức tạp.

Được biết, mô hình nuôi bò vỗ béo của dự án Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam thông qua Hội Nông dân huyện Tam Nông hoạt động có hiệu quả. Hội Nông dân huyện đang phát huy và nhân rộng, với mức hỗ trợ sẽ được nâng lên nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, xóa đói giảm nghèo cho địa phương.

Sau một thời gian tìm đến các mô hình sản xuất, chăn nuôi trang trại lớn ở trong huyện, trong tỉnh học tập kinh nghiệm, đến năm 2008 ông Chương đã mạnh dạn bàn bạc với gia đình vay thêm vốn đầu tư xây dựng trang trại để chăn nuôi lợn với tổng số vốn gần 1 tỷ đồng.