Trồng Cam Sành Cho Thu Nhập Cao

Mô hình trồng cam sành của gia đình ông Trần Đắc Thắng, thôn Đầm Hồng 2, xã Ngọc Hội (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập trung bình trên 100 triệu đồng/năm.
Ông Thắng cho biết, cây cam sành đã được trồng ở xã Ngọc Hội từ những năm 70 của thế kỷ trước. Cây cam sành trên đất Ngọc Hội mọng nước, vị ngọt, có mùi thơm dịu nhưng giống cây trồng này chưa mang lại hiệu quả kinh tế, bởi đa số các hộ dân chỉ trồng vài cây để phục vụ nhu cầu của gia đình, chưa phát triển thành quy mô vườn cây ăn quả.
Từ năm 1999, gia đình ông mạnh dạn cải tạo mảnh vườn tạp để trồng cây cam sành giống địa phương. Từ 30 cây cam sành ban đầu, đến nay vườn cam sành của gia đình ông đã tăng lên 200 gốc. Trung bình mỗi năm gia đình ông thu về từ 5 đến 7 tấn quả, giá bán từ 12.000 - 25.000 đồng/kg.
Ông Thắng chia sẻ, trồng và chăm sóc cây cam sành không khó nhưng phải là người tâm huyết mới làm được. Ông thường xuyên theo dõi vườn cam để chủ động phát hiện sớm sâu bệnh gây hại cho cây, có biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả. Ngoài việc hạn chế tối đa phun thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, ông chỉ sử dụng phân hữu cơ bón cho cây cam.
Nhờ đó giảm tình trạng đất bạc màu nhanh, vườn cam duy trì năng suất ổn định, mẫu mã quả đẹp, đặc biệt là kéo dài thời gian thu hoạch quả từ tháng 11 (âm lịch) năm trước đến tháng 1 (âm lịch) năm sau nên quả cam vừa dễ bán, vừa được giá.
Những năm gần đây, cam sành sạch rất được người tiêu dùng ưa chuộng nên hàng năm, ông đều có các khách quen đến đặt mua cam. Vụ cam năm 2013 vừa qua, gia đình ông thu 5 tấn quả, giá bán tại vườn là 25.000 đồng/kg nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa. Thành công bước đầu của mô hình đã mở ra cho vùng đất cù lao bốn bề sông nước này một triển vọng mới về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Bệnh đốm trắng đang có chiều hướng lan rộng trên cây thanh long ở Bình Thuận, vì thế không ít nhà vườn bị thất thu, dù giá trái cao hơn mọi năm.

Ổi là loại trái cây thơm, dòn, có vị chua ngọt được thị trường ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Ngày nay, giá trị của loại trái cây này góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế gia đình của nhiều nông dân ở địa phương. Tiêu biểu là mô hình trồng bưởi da xanh xen ổi ruột hồng của anh Nguyễn Văn Hồng ở ấp 1, xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre.

Nên bón lót lân nung chảy (Ninh Bình, Văn Điển) để ém phèn ngay từ đầu và cung cấp lân cho cây lúa HT phát triển tốt. Lượng bón từ 200-400kg/ha tùy độ phèn của đất. Nên xử lý hạt giống bằng K-Humate (1/2 lít cho 100kg giống) làm tăng sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống hạt giống (sử dụng loại có hàm lượng K-Humate cao như Vina Super Humate của Hoa Kỳ).

Rắn mối là động vật sống hoang giả, để nuôi loại động vật này, người nuôi phải am hiểu về tập tính sống của chúng- đó là lời tâm sự của anh Dương Tấn Lạc ở ấp Phú Lợi, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre.