Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trong Cái Khó, Ló Sáng Kiến

Trong Cái Khó, Ló Sáng Kiến
Ngày đăng: 02/02/2014

Chỉ có 300 m2 đất vườn, nên ông Đồng Rân, ở thôn 2, xã Nghĩa Dõng (TP. Quảng Ngãi) quyết định tận dụng để chăn nuôi và trồng cà chua.

Tuy nhiên, từ giống cà chua thường cho đến giống cà chua ghép được đặt mua tận Đà Lạt khi xuống giống cũng đều xảy ra tình trạng héo rũ và chết hàng loạt. Không bỏ cuộc, ông Rân quyết tâm tự ghép ra giống cà chua mới, vừa thích nghi được với khí hậu của Quảng Ngãi, vừa cho năng suất cao.

Từ mất trắng 2.000 cây giống

Năm 2007, ông Rân hăm hở đặt mua 2.000 cây cà chua ghép gốc cà chua dại Đà Lạt với ấp ủ sẽ dùng loại cây này để phát triển kinh tế gia đình. Tại thời điểm đó, tính luôn chi phí vận chuyển về Quảng Ngãi, giá mỗi cây cà chua ghép lên đến 2.000 đồng. Những tưởng khi gắn bó với loại cà chua ghép này, ông sẽ không phải đối mặt với tình trạng cây bỗng dưng mắc bệnh héo xanh rồi chết hàng loạt như giống cà chua thường.

Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết tại Quảng Ngãi không thích hợp cho loại cây giống được trồng ở xứ lạnh nên 2.000 cây cà chua ghép mà ông Rân mua về cũng đều chết sạch.

Không cam tâm khi giống mất trắng, ông Rân bỗng nảy ra ý định tự ghép giống cà chua mới, để ngay từ đầu, cây giống có thể thích nghi được với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Nghĩ là làm, hơn 60 gốc ghép của những cây thuộc họ cà đã được ông Rân tìm tòi, mang về ghép thử.

Cả ngày loay hoay ngoài vườn với khay đất, chậu cây… ông Rân ươm trồng rồi lại nhổ bỏ hàng loạt. Bởi có nhiều gốc cây khi ghép thử với cà chua, mặc dù cây sinh trưởng rất tốt, nhưng lúc thu hoạch lại chỉ đậu một quả. Suốt 6 tháng trời mày mò với bao tâm huyết và mong đợi, cuối cùng, ông Rân cũng mãn nguyện khi chậu cà chua ghép với gốc cà dại hoa trắng vươn lên xanh tốt và cho quả sum suê.

Đến giống cà chua ghép trên gốc cà dại

Sau khi ghép thành công, ông Rân trồng thử 100 cây ngay tại vườn nhà. Cây cà chua ghép của ông Rân sử dụng rễ của cây cà dại hoa trắng, cây khỏe, sinh trưởng tốt, chịu được úng ngập. Bắt đầu trồng từ tháng 10, đến tháng 2 năm sau, ông Rân thu hoạch tổng cộng 75kg cà chua/100 cây.

Tiếng lành đồn xa, hay tin có người ghép được giống cà chua vừa cho năng suất cao lại không mắc chứng héo xanh rồi chết đột ngột, người dân các địa phương tìm đến nhà ông Đồng Rân để mua cây giống. Đặt mua 500 cây cà chua ghép từ ông Rân, ông Trần Hồng Sơn ở thôn Diên Lộc, xã Bình Tân (Bình Sơn) mang về trồng trên một sào đất và giờ đã sắp đến kỳ thu hoạch. “Mọi khi, cây cà chua thường hay chết yểu khiến gia đình tôi thất thu.

Nhưng giờ, cây cà chua này chẳng những sống được mà còn xanh tốt, khỏe mạnh và ra quả nhiều lắm. Lại vừa kịp bán Tết!” - ông Sơn vui mừng chia sẻ.

Mô hình trồng cà chua ghép với cà dại hoa trắng là tín hiệu vui đối với bà con nông dân, khi mà giống cây ghép này có thể giúp người dân tránh khỏi tình trạng cà chua chết hàng loạt do bệnh héo xanh...

Nhạy bén, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người nông dân từng thành công với mô hình trồng hoa ly ly ngay giữa mùa hè tâm sự: “Bắt hoa ly ly nở giữa mùa hè, hay ghép để cà chua không chết…đúng là khó đối với một người nông dân không được học qua trường lớp như tôi. Nhưng tôi nghĩ, chỉ cần tìm hiểu, đam mê về cây trồng và kiên nhẫn, thì sẽ làm được.”


Có thể bạn quan tâm

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông 2015 Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông 2015

Ngày 22-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2014, sơ kết vụ chiêm xuân 2014-2015 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2015. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các huyện, thành, thị và một số doanh nghiệp.

25/05/2015
Phát huy vai trò cây ngô trong cơ cấu lương thực Phát huy vai trò cây ngô trong cơ cấu lương thực

Theo “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, năm 2015 cả tỉnh phấn đấu trồng 19 ngàn ha ngô, sản lượng 90 ngàn tấn, tăng dần diện tích để đến năm 2020 đạt 20 ngàn ha, sản lượng 100 ngàn tấn. Đây là định hướng quan trọng làm cơ sở đẩy mạnh phát triển, nâng cao vai trò cây ngô trong sản xuất lương thực, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.

25/05/2015
Vào mùa ép dầu phụng Vào mùa ép dầu phụng

Xác định đậu phụng là cây hoa màu ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Nông Sơn khuyến khích bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới.

25/05/2015
Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân

Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

25/05/2015
Nông dân tìm lời giải bài toán cá tra Nông dân tìm lời giải bài toán cá tra

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.

25/05/2015