Trồng Ca Cao Xen Dừa Ăn Chắc Mặc Bền

Mặc dù nhiều nơi, do giá cả không ổn định, bà con chặt bỏ cây ca cao trồng các loại cây khác nhưng ở Bến Tre nhiều hộ trồng ca cao xen trong vườn dừa vẫn duy trì diện tích và đem lại hiệu quả cao.
Điển hình là hộ ông Trần Văn Lộc ở xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc hay hộ ông Bùi Văn Hoàng ở xã Hữu Định, huyện Châu Thanh, tỉnh Bến Tre.
Ông Trần Văn Lộc trồng ca cao năm 2006 từ dự án của Sở NNPTNT tỉnh Bến Tre với 500 gốc ca cao. Sau thấy hiệu quả ông mua thêm 500 cây nữa trồng xen vào vườn dừa 1,2ha. Lúc đầu vì ca cao còn nhỏ cần che bóng râm và để lấy ngắn nuôi dài, ông trồng xen thêm 1.400 cây đu đủ, 150 cây măng cụt cùng 240 cây dừa dứa.
Sau 7 tháng trồng ông có thu nhập từ cây đu đủ, đến 18 tháng cây đu đủ tàn thì ca cao cho trái thu hoạch với hiệu quả tăng dần qua hàng năm. Đến nay, sau 7 năm trồng, ông quy hoạch chỉ còn lại dừa trồng xen ca cao vì cây măng cụt thu nhập thấp chỉ bằng 15% so với ca cao nên ông bỏ.
Ông Lộc, ông Hoàng cho biết, do vườn ca cao có năng suất nên trong điều kiện giá có xuống đến mức thấp nhất còn 3.000 đồng/kg trái tươi trong mấy tháng trước, các ông vẫn có lời. Hiện tại Bến Tre giá ca cao khô lên men là 55.000 đồng/kg, ca cao tươi là 4.200 đồng/kg, tăng gần 50% so với cách đây vài tháng làm cho các ông càng có lợi nhuận nhiều hơn.
Ước tính với năng suất từ 1,5 tấn hạt khô ca cao/ha, doanh thu đạt được là hơn 80 triệu đồng/năm/ha. Tuy nhiên do là vườn ca cao trồng xen nên các ông còn có thêm thu nhập từ dừa khoảng 50 – 60 triệu đồng/năm/ha nữa. Ông Lộc thường nói đùa với bạn bè: “Dừa là cây chín, ca cao là mười”. Sau khi trừ các chi phí, tổng lợi nhuận còn lại gia đình ông Lộc đạt được bình quân hàng năm là 120 triệu đồng.
Lợi nhuận như thế theo ông Lộc, ông Hoàng là khá thích hợp với khả năng lao động của người lớn tuổi như ông vì ca cao và dừa đều không tốn nhiều công chăm sóc. Khi chăm sóc ca cao cũng góp phần chăm sóc dừa, một công đôi việc. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao trồng xen ca cao trong vườn dừa, ông Lộc cho rằng vẫn phải học hỏi thêm kinh nghiệm từ bạn bè, sách báo, các lớp khuyến nông,… Bản thân ông Lộc cũng có quyết tâm với nghề của mình.
“Trồng ca cao cũng như các cây trồng khác phải chăm sóc (bón phân, tỉa cành) mới cho năng suất và hiệu quả cao. Nó cũng như đứa con của mình, phải chăm sóc kỹ càng, thương yêu và đầy tính trách nhiệm. Không bỏ lúc nó hư hay gặp khó khăn, như lúc giá xuống, thì đảm bảo nó cũng sẽ thương yêu và trả công lại cho mình” – ông Lộc ví von.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè thu 2011, Phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa triển khai mô hình bẫy cây trồng diệt chuột tại 7 HTX nông nghiệp. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mô hình này rất hiệu quả trong việc diệt chuột bảo vệ mùa màng

Trong những tháng gần đây, giá dừa trái liên tục giảm, thậm chí ở một số địa phương, thương lái không thu mua dừa, tình trạng xấu này kéo dài khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, mất niềm tin vào cây dừa, vốn là cây trồng truyền thống, biểu tượng của quê hương Bến Tre.

Dự án được áp dụng theo quy trình GAP gồm: Lựa chọn địa điểm xây dựng đìa nuôi; thiết kế và xây dựng đìa nuôi; cách chọn ao nuôi tôm chân trắng; kỹ thuật lựa chọn giống và thả nuôi; quản lý thức ăn cho tôm chân trắng; quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất và chế phẩm sinh học; quản lý ao nuôi; quản lý sức khỏe tôm nuôi; quản lý nước thải và chất thải; thu hoạch và bảo quản sản phẩm…

Vụ đông xuân năm nay khuyến nông cơ sở đã khuyến cáo nông dân gieo mạ đúng kỹ thuật, làm vòm che phủ nilon cho 100% diện tích mạ gieo, đưa nước vào vừa đủ giữ chân ấm thân cây mạ, nhờ đó toàn bộ 150 mẫu mạ TL6 của Đồng Nguyên không diện tích nào bị chết rét.

Cơ quan đảm trách nghề tôm cá Thái Lan vừa hoàn tất kế hoạch chiến lược trong đó chú trọng áp dụng công nghệ kỹ thuật sạch trong nuôi trồng và sản xuất tôm cũng như các sản phẩm tôm có chất lượng để tăng cường xuất khẩu.