Thái Lan Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Tôm Sạch

Cơ quan đảm trách nghề tôm cá Thái Lan vừa hoàn tất kế hoạch chiến lược trong đó chú trọng áp dụng công nghệ kỹ thuật sạch trong nuôi trồng và sản xuất tôm cũng như các sản phẩm tôm có chất lượng để tăng cường xuất khẩu.
Kế hoạch dự kiến sẽ được Nội các Thái Lan thông qua này dựa trên thành công của kế hoạch thứ nhất đã tập trung vào tất cả các khâu từ nuôi trồng, chế biến và bán hàng nhằm đảm bảo chất lượng của tôm nuôi.
Nội dung chính của kế hoạch thứ hai bao gồm chương trình nâng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để đáp ứng những yêu cầu mới trên thị trường toàn cầu, mở rộng cơ sở nuôi trồng và sản xuất tôm giống, cải thiện công tác quản lý sau thu hoạch đối với các sản phẩm tôm có giá trị gia tăng, đồng thời tăng cường đầu tư vào khía cạnh nghiên cứu và phát triển ngành.
Bà Somying Piumsombun, giám đốc Vụ nghề tôm cá, cho biết kế hoạch kể trên nhấn mạnh chiến lược thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật sạch trong sản xuất các sản phẩm tôm có chất lượng không có dư lượng hóa chất hay dư lượng kháng sinh để xuất khẩu.
Ngoài ra, xứ “chùa Vàng” còn nỗ lực nâng tỷ trọng của tôm sú (black tiger prawns), tôm nước ngọt và có thêm các giống tôm nuôi khác để giảm nguy cơ dựa nhiều vào tôm (chân) trắng. Nội các Thái Lan dự kiến sẽ thông qua kế hoạch trên và khoản ngân sách trị giá 828 triệu baht (1 USD = khoảng 29 - 30 baht) vào 20 dự án trong ba năm tới nhằm phát triển hoạt động sản xuất và xuất khẩu tôm.
Thái Lan phấn đấu sản xuất 500.000 - 550.000 tấn, chủ yếu là tôm (chân) trắng, với hy vọng xuất khẩu chừng 90% mặt hàng này và đạt doanh thu 269 tỷ baht trong thời gian 2010 - 2012.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, diện tích trồng rau màu ở ĐBSCL không ngừng tăng trưởng, nhất là diện tích trồng rau màu theo hướng an toàn sinh học được chính quyền và ngành nông nghiệp các địa phương luôn khuyến khích. Ước tính toàn vùng hiện có trên 246.000ha, chiếm khoảng 30% diện tích màu cả nước.

Khoảng 5 năm trở lại đây, tại nhiều địa phương vùng cao, diện tích cây bo bo không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, xung quanh cây trồng này đang có những dấu hiệu bất thường bởi đầu ra sản phẩm không ổn định, thị trường tiêu thụ ở đâu không ai hay, thương lái thì không ngừng thu mua với giá cao.

Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước có quy hoạch phát triển rau an toàn (RAT) với quy mô hàng ngàn ha. Nhưng đến nay, nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn, vậy chất lượng của RAT có thực sự bảo đảm như tên gọi.

Trung tâm được xây dựng trên diện tích 4 ha, với tổng kinh phí giai đoạn một là hơn 30 tỉ đồng. Ở giai đoạn này, Syngenta sẽ chủ yếu nhập khẩu nguồn gen lúa từ các trung tâm của tập đoàn trên thế giới để lai tạo bằng phương pháp truyền thống, đồng thời đầu tư trang thiết bị nghiên cứu. Dự kiến, đến năm 2017, Syngenta sẽ cho ra thị trường hai đến ba giống lúa lai chất lượng và năng suất cao.

Sản xuất rau an toàn đã trở thành nhu cầu bức thiết trong xã hội. Ngoài yếu tố bảo vệ sức khỏe cộng đồng, rau an toàn còn có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và khoa học vì hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Chính vì vậy, khai thác thiên địch tự nhiên (sử dụng tài nguyên côn trùng) để phòng chống sâu hại hiệu quả là một xu hướng mới đã được giới thiệu đến các nhà vườn trồng rau tại BR-VT.