Mô Hình Không Dùng Hóa Chất Xử Lý Hạt Giống

Ngoài các biện pháp kỹ thuật đang được phổ biến như "một phải năm giảm" (phải dùng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch), mô hình còn áp dụng tuyệt đối không dùng bất cứ hóa chất nào để xử lý hạt giống trước lúc gieo sạ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc BVTV xử lý hạt giống, tuy nhiên theo một số người tác dụng của biện pháp này chủ yếu để ngăn ngừa bọ trĩ, nhưng với điều kiện có nước tưới đầy đủ thì việc sử dụng nước để phòng chống bọ trĩ sẽ rẻ tiền hơn, hiệu quả hơn và nhất là không độc với môi trường. Điều đó rất có ý nghĩa trong thời bão giá.
Được biết việc xử lý hạt giống bằng hóa chất để ngăn ngừa rầy di trú theo đề xuất của Viện BVTV đã được Bộ NN-PTNT công nhận là TBKT và đã được đưa vào quy trình tạm thời để phòng ngừa RN, VL, LXL được khuyến cáo áp dụng cho những vùng khó khăn về nước khiến cho không thể gieo sạ đồng loạt né rầy.
Có thể bạn quan tâm

Anh Hưng kể: “Khi thả cần được một lúc thì cá cắn câu với một lực rất mạnh. Theo kinh nghiệm, biết đây là cá lớn nên tôi đã gọi nhóm anh em đi câu cùng đến giúp; và phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ “vật lộn”, nhóm tôi mới lôi được con cá lên khỏi mặt nước”.

Năm 2014, nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch trên đàn vật nuôi, nhất là các bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh trên gia súc nên tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Nhơn Hải là một trong ba xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Xác định việc được hưởng lợi từ dự án là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, nên địa phương đã tập trung triển khai hợp phần hỗ trợ sản xuất có hiệu quả.

Mô hình vịt bầu cổ xanh sinh sản được triển khai tại 4 xã: Bảo Linh, Bảo Cường, Kim Sơn và Linh Thông, quy mô 1.600 con với 18 hộ tham gia (trung bình từ 50 con/ hộ trở lên). Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015).

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.151 gia trại và 206 trang trại đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó có 7 trang trại tổng hợp quy mô từ 2ha trở lên, chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, tập trung nhiều nhất ở hai xã Quỳnh Hội và An Vinh. Một trang trại đầu tư bình quân từ 1 - 5 tỷ đồng, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.