Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Bí Đỏ Sau Vụ Gặt

Trồng Bí Đỏ Sau Vụ Gặt
Ngày đăng: 14/08/2014

Nằm trong mô hình thâm canh gối vụ, phát triển diện tích rau màu vụ đông xuân sau vụ gặt, nông dân một số xã ở Hạ Hòa đã và đang trồng thành công giống bí đỏ F1-868 ngay trên thửa ruộng đã gặt lúa. Hiệu quả kinh tế và thu nhập từ giống bí này bước đầu đã được khẳng định.

Được sự định hướng và hướng dẫn kỹ thuật của Trạm khuyến nông huyện, nông dân các xã đã tận dụng diện tích sau vụ gặt để trồng bí đỏ. Tại các xã như Hiền Lương, Động Lâm, Vĩnh Chân, Lâm Lợi, Y Sơn có diện tích đất ruộng phù sa màu mỡ cộng với ưu thế ruộng cạn nước sau mùa gặt, người dân đã bắt tay ngay vào trồng bí sau khi thu hoạch lúa.

Bí F1-868 là giống bí quả nhỏ nhưng cùi đặc, dễ thích nghi với đất phù sa pha cát, không cần kỳ công trong chăm sóc, chỉ cần ủ phân ban đầu cùng độ ẩm của ruộng sau vụ gặt là bí có thể phát triển đều đặn. Không giống như bí thường, giống bí này có thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, dây mọc không dài nhưng cho quả sai và đều ở các nách lá. Quả bí ăn thơm, ngọt  và bở.

Do vậy, đây là giống bí phù hợp với mô hình thâm canh hoa màu gối vụ tại Hạ Hòa và nhiều địa phương khác. Kỹ thuật trồng bí F1 đơn giản, chỉ cần đào hố trên thửa ruộng thành hàng, mỗi hố cách nhau từ 1-1,5m tùy theo chiều rộng của ruộng, độ sâu của hố khoảng 20-25cm. Sau khi đào hố xong, người dân ở đây đã dùng phân chuồng đã hoai mục cộng với gốc rạ đã khô để ủ cùng đất phù sa tơi xốp ít ngày sau đó gieo hạt bí. Mỗi hố trồng khoảng 3-5 hạt bí tùy vào độ rộng của hom và ruộng.

Bà Nguyễn Thị Thuận ở khu 4, xã Động Lâm cho biết: Nhiều năm nay, gia đình bà sau vụ gặt đều trồng bí F1-868, hiệu quả kinh tế do giống bí này mang lại khá cao. Từ thực tế thâm canh giống bí, bà con nông dân Hạ Hòa đã nhận thấy, nếu bí sinh trưởng và phát triển bình thường, năng suất quả trung bình cho từ 500-550kg/sào/vụ, thu lãi  1,3 - 1,5 triệu đồng/sào. Ngoài bán quả, nông dân Hạ Hòa còn có thu nhập thêm từ ngọn bí và hoa nụ làm rau.

So với ngô, khoai thì trồng bí đỏ cho mức lãi cao hơn, ít tốn công chăm sóc, đầu tư ban đầu không nhiều. Hơn nữa, giống bí này đã giúp cho người nông dân không để lãng phí đất sau vụ gặt, tăng thu nhập với nguồn thu đáng kể từ mô hình rau màu gối vụ, cung cấp ra thị trường nguồn rau chất lượng cao vào dịp cuối năm.

Được biết, Trạm khuyến nông huyện Hạ Hòa và các xã đang khuyến khích bà con nông dân các xã vùng ven sông Hồng mở rộng diện tích trồng bí F1-868 sau mỗi vụ gặt và cả diện tích đất bãi theo hình thức xen canh tổng hợp.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Tiền Giang Gặp Khó Vì Nông Sản Rớt Giá Nông Dân Tiền Giang Gặp Khó Vì Nông Sản Rớt Giá

Hơn 1 tháng qua, hàng loạt nông sản đang có giá cao đột nhiên giảm mạnh. Cụ thể, trong tháng 4, dừa khô liên tục được thương lái đẩy giá lên cao và đạt mức ngất ngưỡng 110.000 - 120.000 đồng/chục (tùy theo chục 12 hay 14 trái và tùy từng vùng). Nhưng từ tháng 5 đến nay, giá dừa “đảo chiều” nhanh chóng trong sự bất ngờ của nông dân và thương lái.

09/06/2014
Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2014 Dự Báo Đạt Khoảng 1,6 Tỷ USD Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2014 Dự Báo Đạt Khoảng 1,6 Tỷ USD

Tính đến hết tháng 4-2014, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đạt hơn 546 triệu USD, tăng 2% so cùng kỳ. Điểm nổi bật là xuất sang các thị trường như: Brazil tăng 36,7%, Mexico tăng 13%, các nước Asean tăng 11%, thị trường Trung Quốc tăng 25%... Tuy nhiên, 2 thị trường lớn là EU và Hoa Kỳ lần lượt giảm 10% và 8,7% so cùng kỳ.

10/06/2014
Sinh Vật Lạ Gây Cá Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang Sinh Vật Lạ Gây Cá Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang

Những năm gần đây, nhiều gia đình ở vùng biển Tây đã chuyển sang nuôi cá bớp và cá bống trong lồng bè trên biển. Sự xuất hiện sinh vật lạ thời gian qua đã làm cho nhiều bè cá bị thiệt hại nặng. Đáng lo hơn nữa là mặc dù đã được các nhà khoa học lấy mẫu đi nghiên cứu, nhưng đến nay người dân vẫn chưa biết kết quả loài sinh vật lạ gây hại đó là gì.

28/06/2014
Xoá Nghèo Từnuôi Dê Xoá Nghèo Từnuôi Dê

Với phương châm lấy công làm lời, mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt ở ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (Cà Mau), mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện được cuộc sống của nhiều hộ gia đình nghèo. Một số gia đình biết áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào chăn nuôi dê nên đã thoát nghèo, vươn lên giàu có. Chính quyền địa phương xem đây là mô hình xoá nghèo mới ở đây.

10/06/2014
Huyện Bá Thước (Thanh Hoá) Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Lòng Hồ Thủy Điện Huyện Bá Thước (Thanh Hoá) Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Lòng Hồ Thủy Điện

Xã có số hộ nuôi nhiều nhất là Ái Thượng với trên 200 lồng nuôi. Nếu như trước đây bà con đóng lồng nuôi theo cách truyền thống bằng tre, luồng, thì nay nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá bằng lưới quây đã giảm được chi phí đầu tư và đem lại hiệu quả cao hơn. Từ đó nhiều hộ đã áp dụng phương pháp nuôi mới này, có hộ nuôi đến 4 - 5 lồng.

28/06/2014