Trồng bắp non làm thức ăn cho bò sữa mang lại thu nhập cao

Tham quan mô hình trồng bắp non làm thức ăn cho gia súc ở xã Cát Tài.
Theo tính toán của bà con nông dân, trồng bắp lai làm thức ăn cho bò, cây bắp phát triển ở thời điểm 75 - 80 ngày tuổi có thể thu hoạch, giá bán được doanh nghiệp bao tiêu tại ruộng ở mức 970 đồng/kg.
Năng suất bắp lai trên địa bàn xã Cát Tài hàng năm ước đạt từ 45 - 50 tấn/ha/vụ (cả thân, lá, trái non).
Với giá thu mua như hiện nay, mỗi héc ta bắp non cho thu nhập trên dưới 50 triệu đồng/vụ, trừ chi phí còn lãi 20 triệu đồng.
Đặc biệt, đối với mô hình trồng bắp non làm thức ăn cho bò sữa, mỗi năm nông dân có thể sản xuất từ 3 - 5 vụ.
Từ đầu năm đến nay, nông dân xã Cát Tài đã bán cho Công ty Cổ phần Bò sữa Nhơn Tân hơn 1.000 tấn bắp non làm thức ăn cho bò sữa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng năm 2010, phường Mũi Né phát hiện có một người ở Đức Thắng thả bè nuôi cá bớp, UBND phường mời lên thông báo cho họ biết khu vực này không quy hoạch để nuôi cá, sau đó người này đã dẹp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ ước tính đạt 933 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá đạt 286 nghìn ha, xấp xỉ cùng kỳ; diện tích nuôi tôm đạt 601 nghìn ha, tăng 1,1%.

Điều đặc biệt là thương lái chỉ thu mua bông thanh long trước khi nở một ngày, không phân biệt lớn nhỏ, và không lấy bông đã nở. Bông thanh long trước khi nở một ngày đang được thu mua 3.500 đồng/1kg. Ảnh: Zen Nguyễn. Đang trong thời vụ chính nên sản lượng bông thanh long rất cao. Mùa vụ chính, giá thanh long rẻ nên nhiều hộ đã tranh thủ cắt bông đem bán.

Năm 2013, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ. Mô hình do Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội làm chủ đầu tư trên cơ sở hỗ trợ của dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn, đến nay, mô hình đã thu được nhiều kết quả.

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, việc giao thương, buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc là theo yếu tố thị trường. Hiện nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam xuất sang nước này chững lại là do tâm lý. Tuy nhiên, về lâu dài, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần “chấn chỉnh” trong đầu tư phát triển, cách làm ăn để hạn chế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.